Mỹ chỉ trích cộng hòa Séc bán vũ khí bừa bãi
![]() |
Tiểu liên Sa-58. Ảnh minh hoạ, nguồn ČT24 |
Mới đây trên cổng thông tin điện tử Wikileaks xuất hiện tài liệu chỉ trích vấn đề bán trang bị quân sự, vũ khí của Cộng hoà Séc. Tài liệu từ năm 2005 này khẳng định, rằng giới kinh doanh vũ khí CH Séc có xu hướng hợp tác với các quốc gia nằm trong danh sách cấm vận vũ khí của USA, nghĩa là có giá trị cả với các quốc gia đồng minh, trong đó có CH Séc.
Tác giả bản mật tin này là cựu đại sứ Mỹ tại CH Séc William Cabaniss, khi lưu ý tới tình trạng trang thiết bị quân sự và vũ khí thừa của Cộng hoà Séc đã được bán sang Iraq hay Afghanistan. Báo cáo này còn chỉ trích, rằng vũ khí được bán với giá cực rẻ.
Và sự thật đúng là thiết bị quân sự, vũ khí từ CH Séc đã được bán sang Kabul và Bagdad với số lượng lớn, ví dụ loại tiểu liên Sa-58 đã được bán đi nhiều đến nỗi đủ để trang bị cho quân đội chuyên nghiệp Cộng hoà Séc hiện nay tới ba lần. Các công ty Séc đã bán cả đại liên, súng phóng lựu, chống tăng hay thậm chí cả trực thăng.
Cabaniss còn nói đến trong mật điện, rằng Séc có quá nhiều công ty có giấy phép buôn bán với trang thiết bị quân sự. Trong năm 2005 có 160 và hiện nay có thêm 15 giấy phép nữa. Bộ Công Thương là cơ quan cấp giấy phép buôn bán vũ khí và giải thích, rằng mọi thương vụ đều được thẩm tra tỉ mỉ. Theo phát ngôn viên bộ Công Thương Petr Vlček, thì bao giờ cũng phải xuất trình biên bản giao nhận và sau đó kiểm tra xác minh.
Theo kênh truyền hình nhà nước ČT hôm 19.6.2011, thì thực tế không phải bao giờ cũng vậy. Rằng chẳng ai kiểm tra tỉ mỉ xem vũ khí được bán đi đâu, nhưng điều này không bao giờ được nói công khai. Ví dụ phát ngôn viên bộ Quốc phòng Jan Pejšek chỉ tuyên bố, rằng việc kiểm tra xem ai là người sử dụng cuối cùng không thuộc thẩm quyền bộ Quốc phòng.
Cục tình báo quân đội là cơ quan xác minh, xem loại trang bị quân sự nào được phép xuất cảnh ra khỏi biên giới. Nhưng tuyệt đại đa số các đơn đề nghị đều được chấp thuận, chỉ thỉnh thoảng có trường hợp được đồng ý với điều kiện nào đó. Lâu nay, tỉ lệ các đề nghị xuất khẩu vũ khí bị từ chối chỉ giao động ở khoảng hai phần trăm
Nguyen Nguyen-Vietinfo.eu
ČT24