Séc-Slovakia

Người tiêu dùng không hiểu ý nghĩa khái niệm độ bền tối thiếu

Cập nhật lúc 28-10-2022 14:27:40 (GMT+1)
Ảnh minh họa. Nguồn internet

 

Kinh tế khó khăn làm cho ngày càng nhiều người tiết kiệm chi tiêu ví dụ bằng cách mua thực phẩm hạ giá. Trong đó có cả những loại thực phẩm được bán hạ giá do gần hết thời hạn ghi trên bao bì. Thế nhưng theo ước tính có đến khoảng một phần mười thực phẩm mà dân châu Âu mua về bị vứt bỏ, chỉ bởi vì người dân không hiểu khái niệm về độ bền tối thiểu- "minimální trvanlivost" ghi trên bao bì. Để hạn chế tình trạng phung phí, Liên minh châu Âu đã đề nghị sửa đổi hay thay thế hoàn toàn khái niệm độ bền tối thiểu. Đến cuối năm nay vấn đề này sẽ có những quyết định rõ ràng.


Theo khảo sát mới nhất của cơ quan Median thực hiện cho hãng Broker Consulting, thì ba phần tư người Séc lo ngại lạm phát tác động xấu tới ngân sách gia đình. Chím phần mười người Séc khẳng định sẽ phải thắt lưng buộc bụng.

Khảo sát khác của Banka Creditas cho thấy, một nửa những người được hỏi đối phó với giá cả gia tăng bằng cách mua đồ giá rẻ. Nghĩa là ngoài những sản phẩm thay thế rẻ hơn còn tận dụng các chiến dịch giảm giá đối với những sản phẩm gần hết hạn.

Thế nhưng có ít nhất hai khái niệm cần lưu ý, đó là thời hạn độ bền tối thiếu (minimální trvanlivost) và hạn xử dụng (datum spotřeby). "Người tiêu dùng tự quyết định nên mua như thế nào. Ví dụ nếu như biết rằng thực phẩm đó được chế biến ngay trong ngày hôm đó, thì chắc chắn vẫn mua được thực phẩm tươi ngon với giá rẻ hơn nhiều so với bình thường," phát ngôn viên hãng bán thực phẩm trực tuyến Košík.cz František Brož giải thích.

Nhưng các chuyên gia lưu ý, rằng cần hết sức thận trọng khi thực hiện việc mua bán thực phẩm như vậy, bởi là đồ có thời hạn sử dụng rất ngắn. "Nhưng nhiều khi tuân thủ thời hạn độ bền tối thiểu cũng dẫn đến việc phung phí vô ích. Bởi liên quan tới khái niệm độ bền tối thiểu, nhiều thứ đồ đã bị vứt bỏ rất lãng phí," chuyên viên phân tích nông nghiệp Petr Havel bình luận và bổ xung: "Bởi khái niệm độ bền tối thiểu thường được các hãng sản xuất ấn định tương đối xa, cho nên chất lượng thực phẩm hoàn toàn không bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian gần với thời gian ấn định đó." Dĩ nhiên cũng phụ thuộc vào cả yếu tố là những thực phẩm như vậy được bảo quản như thế nào, có tuân thủ đúng khuyến cáo của nhà sản xuất hay không.

Để hạn chế tình trạng lãng phí thực phẩm vì những thời hạn ghi trên bao bì, Ủy ban châu Âu đã đưa đề xuất sửa đổi hình thức ghi chú, trong đó có cả việc loại bỏ hoàn toàn khái niệm ấn định thời gian cụ thể. Một trong các đề xuất là các ghi nhãn hiệu đã được sử dụng tại Na Uy từ năm 2018, là "tốt nhất là trước, nhưng sau cũng không tồi". Cách mà theo tổ chức Matvett đã góp phần đáng kể giảm tình trạng lãng phí thực phẩm.

Một đề xuất khác là sử dụng thang mầu để phân biệt từng thời hạn liên quan tới chất lượng thực phẩm đóng gói. Là mầu xanh lá cây đánh dấu thời hạn chất lượng thực phẩm, mầu đỏ đánh dấu thời hạn sử dụng được mà không nguy hại cho sức khỏe. Đến cuối năm 2022, Ủy ban châu Âu sẽ phê chuẩn phương án ghi chú nào.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã bỏ hình thức ghi chú thời hạn độ bền tối thiểu. Ví dụ như hãng Tesco hay Marks & Spencer ở Anh. Phần lớn sản phẩm thực phẩm trong các cửa hiệu của hai mạng lưới này đã không còn tìm thấy chữ "best before".

Những khái niệm dễ bị nhầm lẫn

Khảo sát năm 2018 Xã hội học Viện Hàn lâm Khoa học CH Séc cho thấy, quá nửa người Séc cho rằng ý nghĩa khái niệm "minimální trvanlivost do...- độ bền tối thiểu đến..." và "spotřebujte do...- hãy sử dụng đến..." là như nhau.

Trong khi đó, thời hạn sử dụng thường được ghi trên sản phẩm có thời gian tồn tại ngắn, mà sau thời hạn đó thực sự có nguy cơ tác động xấu cho sức khỏe. Những sản phẩm được ghi chú như vậy, nhất là với sửa hay thịt, thì không nên ăn nếu đã quá ngày.

Trái lại, ghi chú độ bền tối thiểu thường in trên nhãn thực phẩm có độ bền cao, như bánh qui, mì sợi hay đồ hộp. "Thực phẩm đã quá hạn độ bền tối thiếu vẫn có thể ăn, nếu như nó được bảo quản đúng theo khuyến cáo và bao bì không bị hư hỏng," cô Iva Kropáčka từ Phong trào DUHA nói.

Còn một khái niệm khác nhưng không được sử dụng nhiều, đó là ghi chú "Maximální trvanlivost do konce …Độ bền tối đa đến..." tương đối dễ hiểu. (Aktuálnĕ.cz)

THeo Hương Sen

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo