Séc-Slovakia

Séc: Nghiên cứu triển khai dự án xử lý chất thải y tế ở Việt Nam

Cập nhật lúc 30-07-2020 10:55:59 (GMT+1)
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

 

Với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Séc (ČRA) đang bắt đầu nghiên cứu triển khai thực hiện dự án giải quyết rác thải y tế ở Việt Nam. Chương trình xử lý rác thải bệnh viện không chỉ có ý nghĩa bảo vệ môi trường, chất lượng sống và sức khỏe người dân, mà trên phương diện chiến lược còn có thể trở thành cơ hội kinh tế hứa hẹn.


Tại Việt Nam vấn đề rác thải đang trở nên cực kỳ căng thẳng, bởi rác thải đang gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng nguồn nước và Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia bị ô nhiễm nặng nhất thế giới. Vì thế cho nên công ty Mevos ở Brno hợp tác cùng Damaris Solutions với tài trợ của Chương trình B2B thông qua Cơ quan phát triển Séc đã bắt tay vào nghiên cứu khả năng thực hiện, với mục đích tìm đối tác phù hợp trong lĩnh vực xử lí thân thiện rác thải bệnh viện. Nghiên cứu này đồng thời phục vụ như nền tảng để có thể nhận được công cụ tài chính để thực hiện các phương án xử lí rác thải dân sinh.

Xử lí rác thải bệnh viện và các cơ sở y tế ở Việt Nam cho đến nay chủ yếu bằng hình thức chôn hay với mức độ nhỏ xử lí nhiệt mà không tận dụng năng lượng phát sinh. Biện pháp thứ nhất mang theo nhiều rủi ro nguy cơ lây lan dịch bệnh và mất khả năng kiểm soát việc chôn rác thải trong tương lai. Hình thức thứ hai mặc dù tiến bộ hơn vì có phần sach sẽ, nhưng không kinh tế và hơn nữa sử dụng công nghệ lạc hậu. Các biện pháp xử lí hiện đại mà đang được sử dụng rộng rãi ở CH Séc là lò đốt ngay tại bệnh viện, cho phép tận dụng năng lượng phát sinh cho nhu cầu của bệnh viện. Giải phát thay thế khác là việc triển khai các đơn vị khử nhiễm hiện đại cho chất thải bệnh viện phù hợp với các khuyến nghị chung của WHO.  

“Chúng tôi muốn đề xuất những phương án giải quyết có ý nghĩa trên tinh thần “may đo theo kích cỡ” phù hợp với tình hình điều kiện từng bệnh viện cụ thể có xem xét đến nguyên tắc kinh tế, tự lập, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Trước tình hình dịch bệnh covid-19 hiện đang hoành hành trên thế giới không cần phải nhấn mạnh, rằng cách xử lí rác thải y tế an toàn và tin cậy là ưu tiên cơ bản, cả hiện tại và trong tương lai,” nhà quản lý dự án Iva Vojtová từ công ty Mevos đồng thời là chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng các công trình kinh tế nước với kinh nghiệm hàng chục năm qua các dự án ở nước ngoài trong lĩnh vực chất thải và nước, chia sẻ.

“Khi thực hiện các biện pháp đề xuất bệnh viện sẽ tự chủ được hơn nhiều về năng lượng và độc lập đáng kể so với việc thuê xử lí rác thải. Nhờ hình thức giải quyết này trong suốt thời gian tuổi thọ của hệ thống xử lí có giá thành xử lí rác thải ổn định, và cả chi phí vận hành cũng sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Các phương án đã được kiểm chứng trên thực tiễn này chúng tôi muốn áp dụng vào một số bệnh viện ở Việt Nam. Trước thực tế có khác biệt về địa lí, hoàn cảnh kinh tế, pháp lý và điều kiện vận hành so với CH Séc nên dự án cần phải ứng dụng phù hợp, để sao cho có ý nghĩa với hoàn cảnh điều kiện ở Việt Nam,” Iva Vojtová giải thích. Nữ chuyên viên này cũng đã từng tham gia thực hiện dự án của ČRA Tái thiết nhà máy xử lí nước thải ở thành phố Gradačac, mà năm 2017 đã nhận được giải thưởng uy tín “Cây phong vàng” cho một trong sáu dự án môi trường ưu việt nhất ở Bosna và Hercegovina.

Mục tiêu thứ hai không kém phần quan trọng của chương trình nghiên cứu là đưa vào Việt Nam những kinh nghiệm thực tiễn (know-how) về công nghệ hiện đại xử lí rác thải y tế, góp phần vào phát triển địa phương. Trong các hiệu quả chính của dự án bao gồm, ngoài khía cạnh môi trường và chuyển giao kinh nghiệm, còn đưa ra các tiêu chuẩn hiện đại mới trong lĩnh vực vận hành phương tiện xử lí rác thải bệnh viện, cải thiện sức khỏe của người dân thông qua việc lắp đặt công nghệ xử lý chất thải sinh thái và hiệu quả hiện đại và bảo vệ đất đai và nguồn nước, phòng ngừa ô nhiễm nước bởi chất thải độc hại.

Thông qua tiếp xúc với Quĩ bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF) đã đàm phán sơ bộ hình thức hỗ trợ dự án này từ phía VEPF và cả mối quan tâm hợp tác với Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Hà Nội.

“Thông qua  những hiểu biết nhất định về tình hình Việt Nam thu lượm được khi tiến hành nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình B2B từ năm ngoái, chúng tôi đưa ra đề xuất phương án tối ưu để thực hiện thành công dự án là tìm đối tác đầu tư. Nhà đầu tư tiềm năng là một trong những tập đoàn sở hữu và vận hành một nhà máy điện hiện đại nhất ở CH Séc. Định hướng chiến lược của tập đoàn này là trở thành đối tác đầu tư đồng thời là tổng thầu, sẽ cung cấp cho khách hàng khả năng thuê dây chuyền hiện đại trong thời hạn thỏa thuận nhất định với khả năng mua lại. Nhờ mô hình hợp tác kinh tế này, khách hàng sẽ không mất đầu tư ban đầu, mà nhất là với các đơn vị thuộc lĩnh vực quản lí công như các bệnh viện, thường là vấn đề tương đối khó khăn,” Marek Šarlej từ công ty Damaris Solutions, bổ xung.  

Dự án B2B nằm trong Kế hoạch hành động hợp tác 2020-2025 đã được ký kết giữa bộ Môi trường CH Séc và bộ Tài nguyên và Môi trường CHXHCN Việt Nam hồi tháng 12/2019.

David Nguyen- ČRA

©Vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo