Séc: Nước cộng hòa nghe lén
![]() |
Cựu thống đốc tỉnh Trung Séc David Rath. Ảnh: Internet |
Trong thời gian gần đây ngành tư pháp Cộng hòa Séc đã gửi hàng loạt tín hiệu cứng rắn, rằng không hài lòng với hình thức cho phép nghe lén hiện nay. Liệu chúng ta đang chứng kiến „cách mạng nghe lén“? trang tin điện tử Hlídací Pes đặt câu hỏi.
Mới đây, tòa Thượng thẩm Praha đã hủy phán quyết liên quan tới vụ cựu thống đốc tỉnh Trung Séc David Rath bị cáo buộc ăn hối lộ. Nghĩa là vụ án phải điều tra lại từ đầu, với lí do hoạt động nghe lén của cảnh sát điều tra thực hiện bất hợp pháp. Công tố không tán thành quan điểm này của tòa Thượng thẩm và yêu cầu bộ Tư pháp thẩm định lại.
Trước đó, vụ án liên quan tới cựu giám đốc ty cảnh sát Liberec Miroslav Dvořák cũng bị tòa án Tối cao khẳng định tòa án tỉnh đã cho phép nghe lén không đúng luật. „Không thể chấp nhận được, rằng chỉ sau khi trên cơ sở những thông tin thu thập được thông qua biện pháp nghe lén, mới xác định đối tượng bị nghe lén đã có hành vi phạm pháp hay không,“ tòa Tối cao CH Séc viết trong phán quyết.
Trong vòng ba năm trở lại đây đã có hàng chục vụ vi phạm luật liên quan tới việc tòa án cho phép nghe lén dễ dãi như vậy. Và đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng vì đó là những vụ việc lớn và có phản ứng mạnh của lực lượng luật sư giỏi.
Xác minh tính hợp pháp của bện pháp nghe lén chỉ có thể bằng hai hình thức. Hoặc đệ đơn kiện và sau đó, chủ yếu theo đề nghị của các thầy cãi giỏi, tòa án phải xem xét vấn đề. Ví dụ điển hình của thao tác pháp lý này là trong vụ David Rath với kết cục như đã nêu trên với phán quyết của tòa Thượng thẩm Praha.
Tồn tại con đường thứ hai- đề nghị thẩm định lại tính hợp pháp của biện pháp nghe lén lên tòa Tối cao CH Séc. Từ năm 2012 tòa Tối cao đã nhận được đề nghị của khoảng bốn mươi người mà nghe lén là „sản phẩm phụ“ của thủ tục tố tụng. Luật sư Tomáš Sokol, chủ tịch Liên đoàn các biện hộ, trong những ngày này công bố số liệu do tòa Tối cao cung cấp cho thấy, trong mười trường hợp biện pháp nghe lén được thực hiện bất hợp pháp, mười tám trường hợp nằm trong khuôn khổ pháp luật, những trường hợp còn lại bị bác đề nghị.
Luật sư Zdeňek Koudelka từ Brno, cựu phó công tố viên tối cao cũng hết sức bất bình với công tác của nhiều quan tòa và công tố viên. Và không chỉ trong lĩnh vực nghe lén. Trước đây luật sư Zdeňek Koudelka từng chỉ trích gay gắt cả tình trạng nhiều quan tòa hành động dễ dãi, ví dụ khi cho lệnh khám nhà hay giữ người. Tháng Tư năm ngoái tòa Hiến pháp đã phải „đập bàn“ yêu cầu chấm dứt tình trạng này. Liệu nay sẽ đến lượt vấn đề nghe lén?
Những người hiểu biết về tư pháp đều có chung quan điểm, rằng then chốt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến tới đây của vụ David Rath. Một mặt, tòa án tỉnh Trung Séc chấp nhận loại bỏ các chứng cứ thu lượm được bằng hình thức nghe lén bất hợp pháp và tìm chứng cứ khác để đưa bị cáo vào tù.
Nhà nghiên cứu chính trị và phân tích an ninh Tomáš Šmíd từ đại học tổng hợp Masaryk Brno từ lâu đã cảnh báo tình trạng thường được gọi là „săn cá voi“. Khi mà các lực lượng cảnh sát đặc nhiệm ngày càng lười biếng bỏ sức thu thập thông tin trên thực địa trực tiếp trong môi trường tội phạm (gọi là HUMINT- human intelligence- hiểu đơn giản là tin miệng) mà chủ yếu dựa vào nghe lén (SIGINT, signal intelligence – thông tin thu lượm bằng máy móc).
„Nếu các cơ quan cảnh sát „cố gắng“, tìm thấy trong nghe lén những thông tin „từ tai“ phù hợp cho mình và trích xuất ra khỏi bối cảnh, không bổ xung thêm những phát hiện khác, nhất là bằng chứng hỗ trợ. Thì đó sẽ là thảm họa của việc sử dụng nghe lén trong môi trường Cộng hòa Séc,“ Tomáš Šmíd giải thích.
Thực tiễn „săn cá voi“- nghĩa là trước tiên tung ra mạng lưới nghe lén sau đó từ những thông tin thu lượm được mới chuyển thể thành buộc tội cụ thể- đã bị tòa Tối cáo chỉ trích bác bỏ trong vụ việc liên quan tới cựu giám đốc ty cảnh sát Liberec Miroslav Dvořák nêu trên.
„Nhiều công tố viên vẫn không hành động như người bảo đảm trong thủ tục tố tụng, như cơ quan giám sát, mà hoạt động cứ như „tòng phạm“ với cảnh sát,“ Tomáš Šmíd bình luận về thực trạng.
Luật sư Jan Vobořil từ tổ chức phi chính phủ Iuridicum Remedium bổ xung, rằng trong chừng mực nhất định là cả thái độ hiện nay của nhiều quan tòa, thường mù quáng chấp nhận các đề nghị của công tố mà không thèm xem xét cân nhắc, xem liệu biện pháp nghe lén có thực sự cần thiết hay không.
„Nghe lén vô cùng quyến rũ và với nhiều cơ quan cảnh sát có thể coi nó như nghiện phương pháp tương tự ma túy,“ chủ tịch Liên đoàn các biện hộ Tomáš Sokol cảnh báo. Theo Tomáš Sokol trong tương lai nếu tái diễn tình trạng này có thể xảy ra nguy cơ, là thiếu nghe lén cảnh sát sẽ bất lực trong vấn đề phát hiện tội phạm. Nghĩa là: Cộng hòa Séc, nền cộng hòa nghe lén kính chào!
David Nguyen- tiscali, Hlídací Pes©Vietinfo