Séc-Slovakia

Tại Praha, các nhà hoạt động nhân quyền kêu gọi châu Âu, hãy kết nối lại với nhau

Cập nhật lúc 16-12-2018 20:03:04 (GMT+1)
Ảnh: Milan Jaroš (respekt.cz)

 

Bộ trưởng Tomáš Petříček lại tổ chức một bữa điểm tâm buổi sáng với các nhà bất đồng tại Đại sứ quán Pháp.


Cách đây 30 năm, trong không gian của Đại sứ quán Pháp tại Praha, 8 nhân vật đấu tranh cho tự do và nhân quyền đã có buổi gặp gỡ với Tổng thống Pháp bấy giờ là Francois Mitterand. Và như thế, bữa điểm tâm sáng của các nhà bất đồng diễn ra ngày 9/12/1988 đã đi vào lịch sử. Trong khi giới cộng sản Tiệp khắc vẫn thường gọi họ là bè lũ bán nước, chuyên gây hấn, và bọn tội phạm, thì người có vai trò chủ chốt khi đó của phe cánh tả tại Tây Âu lại coi họ ngang hàng với những người đại diện chính thức của Tiệp khắc bấy giờ.   

„Đối với chúng tôi, buổi gặp gỡ có ý nghĩa rất quan trọng. Ở chỗ là người đứng đầu một quốc gia dân chủ đã gặp chúng tôi, đã coi chúng tôi là đối tác. Đó là một hành động mang tính biểu tượng rất mạnh“, Petr Uhl, người tham gia ký Hiến chương ngày nào và cũng là một trong những người đã tham dự bữa điểm tâm ngày xưa, cho biết. Ngày nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tomáš Petříček đã quyết định thực hiện một hành động tương tự. Ngày 11/12 một bữa sáng tại Đại sứ quán Pháp đã được tổ chức lại, với sự tham gia của những người bảo vệ nhân quyền từ Nga, Belorusia, Việt nam, Miến điện, những người đã tìm được nếp nhà mới của mình tại Séc.

Ảnh:Milan Jaroš (respekt.cz)

Đồng thời, một  buổi gặp gỡ với các nhà bất đồng cũng được tổ chức tại các cơ quan đại diện cho CH Séc tại Nga, Cuba hay là tại Moldova. "Nhân quyền vẫn luôn cần tiếng nói của những ai luôn ý thức được quyền được lên tiếng của mình. Bảo vệ nhân quyền chính là một phần làm nên tên tuổi của CH Séc trên trường quốc tế", Bộ trưởng Ngoại giao giải thích ý nghĩa của sáng kiến này.

Tiếp theo buổi điểm tâm kéo dài khoảng một tiếng của Bộ trưởng Tomáš Petříček và Đại sứ Pháp Roland Galharagua với các nhà bất đồng chính kiến xưa và nay, là một cuộc thảo luận về vai trò của các nhà bất đồng chính kiến đối với chính trị quốc tế, hiện đang tản mác và không rõ ràng - so với giai đoạn cuối những năm 80, khi chỉ có hai khối đối kháng nhau phân định rõ ràng là phương Tây và nước Nga Xô viết cùng các vệ tinh của nó.

Jean Mussitelli, cố vấn ngoại giao của Francois Mitterand, và đã có mặt cùng ông trong buổi điểm tâm cùng Vaclav Havel và các nhà bất đồng khác hồi tháng 12/1988, cho biết, chính vì vậy mà các nhà bất đồng thời nay và những người bảo vệ cho họ, gặp nhiều khó khăn hơn và phải lựa chọn chiến lược một cách kỹ càng, để các áp lực của họ có được hiệu quả. Một trong các ví dụ điển hình và được bàn đến trong buổi thảo luận là Trung quốc. Vậy phải làm gì với chế độ chuyên chế Bắc kinh, hiện vẫn đang giam giữ giới bất đồng đầy trong các trại giam, nhưng phần lớn cộng đồng quốc tế lại vẫn im lặng trước thế mạnh kinh tế của Trung quốc.

Một trong những người tham gia thảo luận, bà Marie Holzman, chuyên gia nghiên cứu về Trung quốc và về Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng và người được giải Nobel hòa bình đã quá cố, mang đến cho các nước phương Tây một thông điệp đơn giản: Hãy kết nối với nhau. Một mình CH Séc cũng như một nước phương Tây duy nhất nào đó, thì sẽ không thể chống chọi lại được với Trung quốc một cách hiệu quả. "Nhưng châu Âu thì được", bà nói "Nếu như người dân châu Âu thỏa thuận được với nhau, khi nào, ai sẽ đón Đức Đạt lai Lạt ma thì các nhà lãnh đạo Trung quốc có thể sẽ trừng phạt nước thứ nhất, thứ hai hay là thứ ba. Nhưng không phải là cả nước thứ 7, hay là thứ 10. Ngay cả người Hoa cũng cần đến thế giới xung quanh".

Nhờ các liên hệ lịch sử trước kia, hay là do cùng các mối quan tâm chính trị hiện nay, các nước châu Âu hiện có cùng một quan điểm đối với Trung quốc, Nga, và các chế độ phi tự do khác. Phản ứng trước sự khiêu khích của Nga đối với Ucraina tại biển Azov, Hà lan đề nghị toàn bộ châu Âu thông qua các điều luật, mà qua đó sẽ củng cố lịch trình nhân quyền và hạn chế các chính sách thiên lệch của các nhà nước thành viên. Hà lan đề nghị các biện pháp chế tài về kinh tế và chính trị đối với các nước vi phạm nhân quyền. Một hình thức tương tự điều luật Magnitsky từ 2012, mà hiện nay châu Âu chưa có - và là điều mà các nhà độc tài như Tổng thống Nga Vladimir Putin hay là Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình vẫn đang lợi dụng.

Vẫn chưa rõ ràng, liệu các nước châu Âu sẽ thuận lòng thỏa thuận cùng nhau và chấp nhận rút bớt đi các ưu tiên mang tính dân tộc. Ngoài nhiều vấn đề khác, việc theo dõi thái độ của chính phủ Séc trong bối cảnh các mục tiêu nhân quyền hiện đang được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Petříček khôi phục, nhưng đằng sau là Tổng thống vốn thân Nga và Trung quốc, sẽ là thú vị.

Cuộc thảo luận theo sáng kiến của Hà lan vừa mới bắt đầu, nhưng đang là thực tế.

Nguồn: Kateřina Šafaříková - www.respekt.cz

Người dịch: Thanh Mai - vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo