Séc-Slovakia

Tin vắn CH Séc ngày 28/04/2010

Cập nhật lúc 28-04-2010 18:06:14 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Bộ lao động thắt chặt điều kiện thuê lao động từ các nước ngoài châu Âu - Bộ lao động đã thắt chặt các điều kiện cấp mới và gia hạn giấy phép lao động dành cho người nước ngoài tới từ các nước thứ ba. Các biện pháp phòng ngừa này sẽ ảnh hưởng đến 66 234 người nước ngoài từ các nước thứ ba hiện đang làm việc tại CH Séc và cả những người đang chờ cấp giấy phép lao động mới. 


Štěpánka Filipová, phát ngôn viên của văn phòng bộ cho biết. Các sở lao động sẽ phải xem xét kỹ càng khi cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. “Việc gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài chỉ áp dụng cho những vị trí làm việc khó có thể tìm được người Séc hoặc công dân châu Âu và Thụy Sỹ. Các sở lao đọng theo chỉ thị, trước tiên phải đưa vị trí làm việc của công nhân nước ngoài hết hạn giấy phép sang cơ sở khác theo nhu cầu của các địa phương trước khi cấp giấy phép mới”, Bộ lao động chỉ đạo. Đồng thời Bộ lao động cũng an ủi rằng đây không phải là việc dừng cấp và dừng gia hạn giấy phép cho người nước ngoài. “Mỗi trường hợp cụ thể sẽ được xem xét trực tiếp hoàn cảnh cụ thể của người lao động nước ngoài”, bà Filipová nói. Chỉ thị của Bộ lao động là nhằm phản ứng trước tình hình thị trường lao động không thuận lợi hiện nay tại CH Séc. Mục đích nhằm đưa ra nhiều nhất những người Séc thất nghiệp trở lại quá trình lao động.

Theo số liệu mới nhất của Bộ lao động, hiện đang làm việc tại Séc trên cơ sở giấy phép lao động nhiều nhất là người Ukrajna 43755, Moldava 4475, Mông Cổ 3149, Nga 1987 và Việt Nam 1981.

Một phần tư thanh niên nghĩ người già là gánh nặng 

Một phần tư những người trẻ tuổi từ 15 tới 29 nghĩ người già là gánh nặng. Đối với nhiều người trẻ tuổi, người già là gánh nặng kinh tế và là nguồn gốc của các vấn đề. Đây là kết quả của nghiên cứu về Sự phân biệt tuổi tác.

Đó không chỉ dừng lại ở quan điểm. Một phần tư dân chúng gặp sự phân biệt đối với họ chỉ do vấn đề tuổi tác.

Klaus: euro gây ra khủng hoảng ở Hy Lạp

Chính sách kinh tế của Hy Lạp không gây ra khủng hoảng ở nước này mà là đồng euro. Trong cuộc nói chuyện cho tờ nhật báo ra hôm thứ tư Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), Tổng thống Václav Klaus đã khẳng định điều này.

Theo ông, đối với Hy Lạp, giải pháp là phá giá đồng tiền khoảng 40 phần trăm, tuy nhiên đó là điều không thể. Thay thế điều này có thể là giảm lương trong nước 40 phần trăm. Tuy nhiên Klaus không cho điều này là khả thi đơn giản. Và giải pháp duy nhất là chuyển tiền của những người đóng thuế từ các nước còn lại trong EU cho Hy Lạp.

Zaorálek từ chối trở thành chủ tịch Hạ viện

Phó chủ tịch Hạ viện Lubomír Zaorálek (ČSSD) hôm thứ ba đã từ chối cương vị chủ tịch Hạ viện. Theo ông, vị trí đó nên giành cho nữ phó chủ tịch thứ nhất Hạ viện Miroslava Němcová (ODS). Hôm thứ hai, chủ tịch đảng ČSSD nói rằng đảng này nên đứng đầu Hạ viện là việc logic như các nghị sĩ đã thống nhất điều này vào năm 2006.

Theo thứ tự quy định thì đầu tiên là nữ phó chủ tịch Miroslava Němcová (ODS), tiếp đến là Zaorálek và tiếp tới là Jan Kasal (KDU-ČSL), Lucie Talmanová (ODS) và VojtěCh Filip (KSČM). Ở đây như vậy thì Němcová nên thay Vlček.

Chủ nghĩa cực đoan tăng ở Séc

Năm ngoái, cảnh sát đã buộc tội số người cực đoan nhiều hơn một nửa so với năm 2008. Đây là những điều có được từ bản báo cáo hàng năm mà Bộ trưởng nội vụ đã trình chính phủ. Theo ông, các tội liên quan tới chủ nghĩa cực đoan thường do những người ở lứa tuổi 21 tới 39 gây ra. Năm ngoái trong số các nghi phạm, lần đầu tiên có cả các sinh viên đại học và trung học.

Chủ nghĩa cực đoan mà cụ thể là cực hữu ở Séc theo các con số của Bộ nội vụ đang tăng lên. Tăng lên 265 vụ từ mức 217 vào vụ năm 2008. Tuy nhiên cả số người bị buộc tội cũng tăng từ mức 195 lên 293.

300 ngàn khách hàng ČSBO có thể gặp vấn đề trong giao dịch bằng thẻ thanh toán

Theo trang iDnes.cz khoảng 300 ngàn khách hàng nhà băng ČSBO có thể gặp vấn đề, do lỗi tính toán giao dịch bằng thẻ thanh toán, bị tính 2 lần thay vì một lần. Những người còn ít tiền trong tài khoản khó tiếp cận được với số tiền của mình. Cả hãng tiết kiệm bưu điện cũng bị động chạm bởi trục trặc này. Việc chỉnh sửa lỗi có thể xong trong ngày thứ tư.

Ít việc cho 130 ngàn người Ucraina sống hợp pháp ở Séc

Theo thống kê Bộ ngoại giao, hiện ở Séc có 130 ngàn người Ucraina sống hợp pháp. Có bao nhiêu người Ucraina sống và làm việc bất hợp pháp thì chẳng chuyên gia nào biết được – ước tính dao động từ một nửa tới gấp đôi con số chính thức.

Trước đây 2 năm khi Séc cần lao động nước ngoài thì họ có thể lấp đầy lỗ hổng trên thị trường lao động. Hiện nay chỗ làm việc còn trống cho người nước ngoài chỉ còn là 1300.

ČSSD muốn Zaorálek nắm chức chủ tịch Hạ viện

ČSSD đang lên kế hoặc sau sự ra đi của chủ tịch  Hạ viện Miloslav Vlček vào ngày 30 tháng 4 tiếp tục giữ sự kiểm soát đối với Hạ viện một tháng trước bầu cử. Theo thông tin của báo Právo, Vlček có thể ủy nhiệm chức chủ tịch cho đồng nghiệp trong đảng của mình là Lubomír Zaorálek. Ngược lại nữ phó chủ tịch Hạ viện Němcová từ chối đòi hỏi của ČSSD để Zaorálek đại diện cho Vlček.

Phát hiện trẻ sơ sinh trong ba lô để ở bệnh viện

Sáng sớm hôm thứ ba, một nữ nhân viên quét dọn đã tìm thấy trong bệnh viện Hořov một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Đứa bé trai được tìm thấy tại tầng hầm và đã được chuyển cho các nhân viên y tế, tình hình của cậu bé là ổn. Hiện cảnh sát đang truy tìm mẹ của cậu bé. Người phát ngôn bệnh viện Hořov Šebek cho báo Novinky biết.

Đứa trẻ nằm trong ba lô được bọc trong một chiếc chăn, nặng 2,88 kg và dài 47 cm.

Chưa tìm thấy kẻ giết Soni Illeová

Chiến dịch rộng lớn thu thập mẫu vẫn không tìm được kẻ giết Soni Illeová ở Jindřich Hradec, người phụ nữ này không quay trở về nhà sau bữa liên hoan noel ở Jindřich Hradec vào tháng 12 năm 2008. Thi thể cô được thấy trên dòng sông Nežárka hôm mùng 1 tháng ba năm ngoái.

Phần thi thể còn lại của người phụ nữ này được tìm thấy ở hố nước sâu Vodiček gần khu nhà nghỉ Jemčina thuộc làng Val ở Tábỏ.

Cảnh sát đã lấy 150 mẫu, trong đó 120 mẫu đã được đánh giá nhưng chưa tìm được mẫu nào phù hợp với mẫu tại nơi tìm thấy thi thể người phụ nữ này mà được nghi là của kẻ giết người.


Số vụ lừa đảo bảo hiểm lại tăng mạnh

Trong quý đầu năm nay, số vụ lừa đảo bảo hiểm tăng trung bình năm khoảng 70 phần trăm. Hãng bảo hiểm Séc cho biết, hàng năm chỉ phát hiện được hơn nửa số vụ lừa đảo thực hiện tại Séc. Cả các hãng bảo hiểm khác cũng khẳng định điều này.

Trong quý đầu năm nay, hãng bảo hiểm Séc ČP đã phát hiện số vụ lừa đảo bảo hiểm với trị giá 97 triệu korun. “Khoảng 65 phần trăm số vụ lừa đảo bảo hiểm liên quan tới ô tô và liên quan tới các vụ tai nạn giao thông được giả mạo hay thay đổi bản chất vụ việc và các vụ ăn cắp”, Václav Bálek từ ČP bổ sung thêm.

Trong quý 1 năm nay, hãng bảo hiểm General đã phát hiện các vụ lừa đảo bảo hiểm với trị giá hơn 6,5 triệu korun.

Sẽ kết thúc áp dụng visa Canada đối với công dân Séc?

Theo thứ trưởng Bộ nội vụ Séc Lenka Ptáčková Melicharová, visa bắt buộc của Canada đối với công dân Séc có thể kết thúc trong vài tháng nữa. Nếu người Canada không giải quyết tình hình mà Praha trong thời gian dài đã chỉ trích thì nghe nói có thể Séc sẽ phong tỏa việc phê chuẩn hiệp định thương mại đang đàm phán giữa EU và Canada.

Sau cuộc họp với các Bộ trưởng nội vụ các nước trong EU, nữ thứ trưởng đã đề cập ít nhất rằng theo quan điểm của bà cần dẫn tới việc này. Kanada đã khôi phục chế độ visa bắt buộc đối với công dân Séc vào tháng 7 năm ngoái, cả người Séc và Brusel đã chỉ trích điều này. Ủy ban châu Âu đang lo lắng việc này và năm ngoái đã đe dọa sẽ tiến hành visa bắt buộc với giới ngoại giao Canada.

Dưới áp lực của Praha và Brusel, phía Canada đã bắt đầu xem xét thay đổi hệ thống tị nạn của mình mà được coi là một trong các lý do tại sao nhiều người từ Séc, chủ yếu là người Rôm xin tị nạn. Tuy nhiên sự thay đổi hệ thống tị nạn này cần tới vài năm.

Cuối cùng cả hội nghị thượng đỉnh EU-Canada diễn ra vào ngày 5 tháng 5 sẽ xem xét vấn đề này.

Người Séc chi mua thuốc lá và rượu nhiều gấp hai lần so với mức trung bình của châu Âu

Dân Séc chi từ thu nhập của mình cho thuốc lá và rượu nhiều gấp hai lần so với mức trung bình của công dân EU. Ngược lại chi cho nhà ở ở Séc dưới mức trung bình của EU. Đây là kết quả có được từ so sánh mới được Cục thống kê Séc công bố hôm thứ sáu.

Hàng tháng vào năm 2008, dân Séc chi 7,6 phần trăm thu nhập của mình mua đồ uống có cồn, thuốc lá. Trong khi trung bình của EU chỉ là 3,4 phần trăm. Chi cho nhà ở, nước, năng lượng và nhiên liệu ở Séc chiếm 21,8 phần trăm thu nhập trong khi trung bình ở EU là 22,1 phần trăm thu nhập. Trong EU, chi nhiều nhất cho thuốc lá và rượu là dân Hungary với 9,9 phần trăm thu nhập. Ngược lại ít nhất với 2,6 phần trăm thu nhập là dân Ý. Chi nhiều nhất cho nhà ở và năng lượng là dân Thụy Điển với 26,6 phần trăm thu nhập. Dân Malta chi cho nhà ở chiếm 11,9 phần trăm thu nhập. Nếu tính chi phí mua thực phẩm và đồ uống không cồn thì dân Séc chi ở trên mức trung bình của EU, chiếm 16,3 phần trăm thu nhập trong khi mức trung bình của EU là 12,9 phần trăm. Chi ít nhất mua thực phẩm có ở Lucembur và Liên hiệp Anh, tại đó mức chi tương ứng chiếm 8,5 và 8,9 phần trăm thu nhập. Chi nhiều nhất là dân Litva với 22,9 phần trăm thu nhập.

So với châu Âu, dân Séc tiết kiệm chi cho sức khỏe và giáo dục, tương ứng là 2,8 và 0,7 phần trăm thu nhập. Trung bình của EU tương ứng là 3,5 và 1,1 phần trăm.

Chi nhiều nhất cho vấn đề sức khỏe là dân Hy Lạp, chiếm 6,4 phần trăm, ít nhất là dân Anh, Scotland và bắc Ailen với 1,6 phần trăm. Ngược lại người Hy Lạp đầu tư nhiều nhất vào vấn đề giáo dục với 3 phần trăm. Thấp nhất trong lĩnh vực này là người Thụy Điển với 0,3 phần trăm.

Ngược lại chi cho văn hóa và các sự kiện thì dân Séc chi không kém mức trung bình của châu Âu. Họ đầu tư vào chúng tới 10,7 phần trăm thu nhập, trong khi trung bình ở EU là 9,2 phần trăm.

Liban khẳng định điệp viên Izrael đã được huấn luyện ở Séc

Cơ quan tình báo Liban và phong trào hồi giáo Hizballáh đã buộc tội Séc trong việc hợp tác với cơ quan tình báo Izrael trong việc hình thành mạng lưới tình báo ở Liban. Tờ nhật báo của Izzrael Haarec đã đưa tin này. Trong hai năm lại đây, một số cơ sở tình báo của các điệp viên ủng hộ Izrael đã bị phát hiện, 70 người đã bị bắt, một vài người bị kết tội chết.

Haarec trong bản tin của mình trong một vài ngày đã trích nguồn tin từ tờ báo Liban Al-Achbár ủng hộ Siry. “Khẳng định này trên các phương tiện thông tin không phải là mới, và cả bài báo trích dẫn trên báo Al-Achbár, tuy nhiên chúng tôi không bình luận những khẳng định của các phương tiện thông tin này”, người phát ngôn bộ ngoại giao Filip Kanda nói.

Theo tờ báo Liban này, sứ quán Séc tại Bejrút đã cấp visa cho điệp viên này, người đã được huấn luyện ở Séc. Đó là Máhir abú Džujaiš tới từ miền năm Liban Mardž Ujún. Năm ngoái người này bị bắt ở Liban cùng với một nhóm 20 điệp viên tình báo. Khi lấy lời khai, người này nói rằng đã nhận được lệnh lấy visa Séc. Sứ quán Séc tại Bejrút lần đầu tiên từ chối đã cấp visa cho người này và lần thứ hai người này mới nhận được nó. Theo Al-Achbár, Izrael cũng gửi các điệp viên của mình tới Hungary, Bỉ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và đảo Síp.

Báo Haarec viết rằng Séc thuộc vào những đồng minh châu Âu của Izrael và hợp tác với Izrael trong nhiều lĩnh vực.

Theo cơ quan an ninh Liban, từ tháng 11 năm 2008, 25 nhóm điệp viên Izrael và 70 người đã bị phát hiện, 40 người đã bị bỏ tù. Trong số những người bị bắt có cả các cựu thành viên quân đội và cảnh sát Liban.

Séc mất hàng chục ngàn du khách do bụi tro núi lửa

Do bụi tro núi lửa và việc đóng cửa các sân bay Ruzyně liên quan tới nó đã làm cho Séc mất khoảng 60 ngàn du khách nước ngoài. Hãng CzechTourism đã tính điều này trên cơ sở các dữ liệu của sân bay Praha.

CzechTourism hợp tác cùng với hãng phân tích Mag Consulting cũng tính toán các thiệt hại mà các doanh nghiệp Séc bị mất trong việc du khách nước ngoài này không tới. Từ thứ sáu tuần trước nữa tới thứ tư tuần vừa rồi, thiệt hại ước tính lên tới nửa tỉ korun. Tuy nhiên thiệt hại này có thể còn tăng do hàng loạt du khách hủy cả những chuyến đi tương lai của mình.

Năm ngoái có khoảng 6 triệu du khách nước ngoài tới Séc và thu nhập từ các du khách này là 122 tỉ korun.

Điện ở Séc thuộc vào hàng đắt nhất ở châu Âu

Những số liệu mới nhất của Ủy ban châu Âu đã cho thấy một sự thật mâu thuẫn với hãng năng lượng ČEZ. Thêm vào đó, trong thời kỳ khủng hoảng, điện đắt tới hơn 1/3. Nhà báo Anh viết trên tờ Kinh tế: trong năm lại đây, ČEZ đã thu lãi sạch kỷ lục với 52 tỉ korun, tức nhiều hơn 6 tỉ so với lãi sạch của 4 nhà băng lớn nhất ở Séc. Đó là thông tin tốt đối với nhà nước Séc và các cổ đông, tuy nhiên là tin xấu đối với những người tiêu dùng bình thường, những người phải trả một trong những giá điện cáo nhất ở châu Âu.

ČEZ đã phản ứng lại tin tức này. Số liệu của cơ quan thống kế châu Âu Eurostat cho thấy giải thích của ČEZ là không đủ. Theo sức mua, người tiêu dùng Séc trả giá cao thứ 5 trong châu Âu.

Rượu rởm tràn ngập thị trường Séc

Rẻ một cách không bình thường, nhãn mác sai và cuối cùng là không tem. Đó là diễn giải một cách đơn giản đối với rượu bất hợp pháp, do rượu giả hàng năm nhà nước thất thu tới tỉ korun. Theo một vài ước đoán rượu giả chiếm khoảng 20 phần trăm thị trường Séc.

Tuy nhiên số rượu giả bị phát hiện chỉ là con số nhỏ. Người phát ngôn hải quan Séc nói rằng, rượu bất hợp pháp đang thâm nhập thị trường, tuy nhiên các cuộc kiểm tra các cửa hàng bán rượu rẻ đáng ngờ mà giá của chúng thấp hơn cả thuế bắt buộc, không được thực hiện nhiều.

Từ thống kê chính thức cho thấy, năm ngoái hải quan trong các cuộc kiểm tra của mình đã phát hiện khoảng 42 ngàn chai rượu giả. Tuy nhiên theo các thám tử tư, những người được các hãng rượu lớn thuê, đó chỉ là những con số nhỏ nhoi. Theo họ, tỉ lệ rượu lậu trên thị trường chiếm từ 20 tới 25 phần trăm. Theo họ đa số chúng là những loại rượu rẻ tiền và sản xuất chúng tương đối đơn giản.

Theo các thám tử, một lượng tem giả lớn đã được sản xuất và được dán lên rượu rởm. Ngoài ra rượu chui còn được bán ngoài các cửa hàng chính thức, thí dụ rượu trong các can được bán dấm dúi.

Nhà máy thủy tinh tiếp theo vỡ nợ

Nhà máy thủy tinh Světlá thuộc hãng Bomaco đang trong tình trạng vỡ nợ. Sản xuất pha lê chì bằng tay đã kết thúc và tất cả 60 công nhân trong tuần đã nhận được thông báo thôi việc bởi vì lãnh đạo hãng đã nợ lương họ từ tháng hai. Giám đốc hãng David Kubát đã thông báo tin này. Tỉ lệ thất nghiệp trong vùng này hiện nay là khoảng 14 phần trăm. Theo ông Kubát, nhà máy thủy tinh gặp khó khăn trong thời gian dài.

Dân chúng phàn nàn về buôn bán trên mạng đáng ngờ

Thanh tra thương nghiệp Séc ČOI đang giải quyết những khiếu nại mua hàng trên mạng. Theo những khách hàng không hài lòng thì các cửa hàng mạng nhận tiền tuy nhiên không đưa hàng.

Hiện ČOI đang có 4 khiếu nại trong tay. Người phát ngôn ČOI Tomáš Vozáb nói với báo Novinky.

Trang mạng shop-elektro.com chào bán thiết bị dẫn đường định vị toàn cầu, đồ điện gia dụng và máy móc làm vườn. Khách hàng đã trả tiền ngàn mua hàng và tiền của khách hàng đã được chuyển vào tài khoản hãng, tuy nhiên đồ mua không tới chỗ khách hàng.

Trên trang mạng có số điện thoại nhưng chúng không tồn tại, không ai trả lời email thắc mắc của khách hàng. Người có trách nhiệm không có cả ở địa chỉ trên phố Dědická, Brno như đã đưa ra trong mục liên hệ trên trang web này.

Nhiều người dân đã thông báo rằng những kẻ tội phạm nào đó đã tìm thấy tên của họ và lạm dụng. Và họ nói rằng họ không có sự chung đụng nào với những kẻ tội phạm này và họ đã về hưu.

Thanh tra thương nghiệp đã cảnh báo dân chúng về những cửa hàng mua hàng với đòi hỏi trả tiền trước.

Phát hiện thấy nơi trú ngụ của Che Guevara ở Séc

Nhà sử học Prokop Tomek đã tìm được thông tin trong các tư liệu của tình báo về nơi trú ngụ bí mật của Che Guevara.

Ernesto Che Guevara tới Tiệp Khắc vào nửa đầu năm 1966. Tin này đã được báo Lidové noviny đăng vào hôm thứ bảy.

Theo tài liệu có được từ thông tin qua lại giữa trung tâm tình báo và điệp viên Havana của nó thì một lãnh đạo cách mạng Cuba đã trú ngụ ở Ládví gần Praha trong một biệt thự bí mật mang tên “Nông thôn”. Trang iDNES, vào ngày 21 tháng giêng năm nay, cũng khẳng định thông tin về việc Che Guevara đã từng trú ngụ ở Ládví. Tuy nhiên trang web không dựa vào tài liệu lưu trữ mà chỉ vào trích dẫn từ cuốn sách Ghi chép ở Praha của Abela Posseho.

Bác sĩ gốc Argentina này sống trong tòa biệt thự cao tầng trong ngôi làng trên đường từ Praha tới Benešov khoảng 5 tháng, bắt đầu vào cuối tháng 2 và đầu tháng ba năm 1966 (không có thời gian chính xác). Việc trú ngụ này là bí mật trước cả với tình báo Tiệp khắc, cái mà họ chỉ biết tới tận năm 1971 khi Fidel Castro bắt đầu quan tâm tới sự việc.

Ernesto Che Guevara đã ở lại Ládví để hồi lại sức khỏa sau nhiệm vụ không thành tại Công Gô (Léopoldville) và để chuẩn bị đoàn công tác của mình tới Bolivia.

Tin video ngày 28.04.2010 tiếng Séc.

Theo Secviet

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo