Séc-Slovakia

Toàn cảnh chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình tại Praha

Cập nhật lúc 29-03-2016 21:15:00 (GMT+1)
Ảnh: ceskatelevize.cz

 

Lần đầu tiên Chủ tịch nước Trung hoa cộng sản Tập Cận Bình đã tới Praha. Tại sân bay Vaclav Havel, vị sếp của ngành Ngoại giao của Séc, ông Lubomir Zaoralek đã ra đón trên tấm thảm đỏ. Hàng trăm cảnh sát và công an đã được huy động trong tình trạng sẵn sàng. Phái cổ vũ và phản đối phái đoàn Trung quốc đều đã đổ xuống đường. Trên đại lộ Evropska (từ sân bay vào Praha) các lá cờ Trung quốc đã được treo lại nguyên vẹn, và một nhóm các nhà hoạt động đã kịp thay thế một số cờ bằng cờ Tây tạng. Một buổi biểu tình trong im lặng cũng đã diễn ra trước Đại sứ quán Trung quốc.


Buổi lễ đón tiếp tại sân bay Praha đã diễn ra với sự tham gia của cả quân đội, với cờ của cả hai nước Séc và Trung quốc và dàn nhạc quân đội. Đoàn xe của Chủ tịch đến nơi. Sau lễ đón tiếp trọng thể Tập cận Bình vào xe và đoàn xe rời sân bay.

Chuyến thăm viếng của Chủ tịch Trung quốc đã mang lại những biện pháp an ninh đặc biệt, mà càng nghiêm ngặt hơn sau vụ tấn công tại Brusels cách đây chưa lâu. Hàng trăm cảnh sát đã được điều động cùng với sự hỗ trợ của quân điều. Cảnh sát thiết lập các khu vực an toàn tại các nơi phái đoàn sẽ đi qua.

Trên phố Evropská đã xảy ra đụng độ giữa người Hoa và người đi diễu hành

Trước 12h trưa, xe buýt đã chở người Hoa đến phố Evropska là nơi đoàn xe của Chủ tịch Trung hoa sẽ đi qua. Tại bến xe Khu tập thể Cerveny vrch đã xảy ra một xung đột nhỏ với những người ủng hộ Tây tạng lúc đó đi ngang qua. Khoảng 30 cảnh sát đã phải can thiệp.

Từ trước giờ buổi trưa đã có một nhóm  khoảng vài chục người Hoa tập trung trước khách sạn Hilton với cờ, trống và vẫy chào. Cảnh sát canh gác khách sạn từ mọi phía. Trong đó nơi nghỉ chân của vị nguyên thủ Trung quốc không hề được khẳng định một cách chính thức.

Lâu đài của Tổng thống ở Lány, Thủ tướng Sobotka và diễn đàn kinh tế - vị nguyên thủ Trung quốc sẽ có một chương trình kín đặc.

Chuyên cơ của Chủ tịch Trung hoa khoảng 2h. Sau lễ tiếp đón, ông sẽ đến Lány, là nơi sẽ được Tổng thống Milos Zeman tiếp đón. Sau khi đứng trên balcon của lâu đài Lány để các nhà báo chụp ảnh, hai vị nguyên thủ sẽ cùng trồng cây kỷ niệm.

Thứ ba, chương trình chính của ngày thứ 3 sẽ diễn ra tại sân thứ ba trên thành Praha, quốc ca của cả hai nước sẽ vang lên ở đây, và sau đó là duyệt binh với đội bảo vệ danh dự. Tiếp theo sẽ là buổi làm việc riêng với Tổng thống Zeman và buổi làm việc song phương với chủ tịch Thượng viện, Hạ viện và Thủ tướng.  Buổi làm việc cuối cùng sẽ là với Thị trưởng Praha.

Ngày thứ 4 sẽ dành cho kinh doanh. Diễn đàn kinh tế và tranh luận giữa các nhà đầu tư của Séc và Trung quốc. Mà trong hậu trường người ta sẽ tìm lời giải đáp cho câu hỏi phải chăng khi đi tìm các nguồn đầu tư, Séc đang đi trệch ra khỏi bán kính của vòng tròn châu Âu. Theo Bohuslav Sobotka, người đứng đầu của chính phủ, Praha đang đàm phán trong khuôn khổ của thỏa thuận của châu Âu với Trung quốc về đối tác chiến lược. Ông lưu ý  "Trung quốc đã có hiệp ước về quan hệ song phương với hàng loạt các nước châu Âu".

"Chắc chắn các quan hệ chính trị khăng khít ở mức cao nhất sẽ có tác dụng cho việc phát triển các quan hệ thương mại và đẩy mạnh đầu tư của Trung quốc vào Séc"

Thủ tướng Bohuslav Sobotka

Theo lời Zeman, chính phủ cánh hữu trước đó đã thuận theo áp lực của Mỹ và châu Âu, và vì thế quan hệ Séc-Trung đã có phần nguội lạnh. "Hiện nay chúng tôi đã lại là một nước độc lập và chúng tôi thiết lập đường lối ngoại giao trên cơ sở lợi ích của dân tộc mình" Tổng thống phát biểu với Đài truyền hình Trung quốc CCTV.

Một số các nhà chính trị lại có các nhìn nhận khác. "Trao đổi kinh doanh là điều quan trọng, trao đổi văn hóa và du lịch cũng vậy, nhưng không phải bán rẻ các giá trị khác vì các mục đích thực dụng nào đó trước mắt" Bộ trưởng bộ Văn hóa, ông Daniel Herman (KDU-ČSL) phát biểu. "Phải chăng thị trường Trung quốc là thị trường trọng điểm đối với Séc? Trọng điểm thì không, nhưng tôi đồng ý đó là thị trường quan trọng. Thị trường trọng điểm là Liên minh châu Âu", cựu bộ trưởng Bộ ngoại giao Karel Schwarzenberg (TOP 09) nhận định.

Một loạt các bị vong lục (memorandum) về hợp tác, ví dụ như trong lĩnh vực tài chính, thương mại hoặc y tế, sẽ được ký kết trong chuyến đi này của Tập cận Bình. Chính quyền lưu ý nhất đến tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Séc và Trung quốc. Trong những tuần vừa qua, Zeman đã nhắc tới khoản đầu tư của Trung quốc khoảng 45 tỉ korun và việc ký kết gần 20 hợp đồng cụ thể.

Cờ Trung quốc lại bay phấp phới, cảnh sát đã hạ được cờ Tây tạng

Chuyến đi thăm của Tập cận Bình đã làm phiền lòng nhất là các nhà hoạt động nhân quyền. Biểu hiện phản đối rõ nét nhất liên quan đến chuyến đi của họ Tập tới Praha đã diễn ra đêm thứ bảy, khi hàng chục lá cờ Trung quốc được treo tại thủ đô để trang hoàng cho chuyến viếng thăm, đã bị bôi đen. Tại một số điểm ở thủ đô, có ai đó đã đổ được màu tối lên các lá cờ. Sau đó, Phòng thương mại hợp tác hỗn hợp tuyên bố sẽ cho sửa. Ngay sáng thứ hai, các lá cờ đã lại phấp phới trên đường từ sân bay về Thành cổ Praha.

Nhưng một nhóm các nhà hoạt động đã treo được cờ Tây tạng ở đây. Cảnh sát liền sau đó đã hạ được cờ và đã can thiệp. Họ bắt giữ 12 người bị tình nghi đã vi phạm luật. Một người đàn ông mang cờ Tây tạng đi trên cầu Hlavkuv trong lúc có đoàn xe của Chủ tịch Trung hoa đi qua cũng bị bắt giữ.
Những người ủng hộ cho phái đoàn Trung quốc đã chiếm khoảng 80 địa điểm tại Praha, Amnesty International giận dữ.

Cả bên chống đối lẫn bên ủng hộ chuyến viếng thăm của người Hoa đều đăng ký trên Tòa Thị chính hàng chục chỗ khắp nơi trong Praha, kể cả quanh những tòa nhà mà Tập cận Bình sẽ đến thăm.

"Cùng với chuyến thăm của tịch Trung hoa Tập cận Bình, tại Praha đã có khoảng 80 chỗ đã bị phái ủng hộ cuộc viếng thăm chiếm trước" tổ chức Amnesty International lưu ý trên trang Facebook, theo họ đó chỉ là cách họ muốn bịt miệng những giọng nói phản đối.

Trong ngày thứ 2, các hoạt động phản đối đã được đăng ký tại quảng trường Hradčanské, tại Klarova, đảo Slovanské hoặc tại quảng trường Palachove. Một số các nhà hoạt động thuộc phái Pháp Luân công cũng đã tập trung trước sứ quán Trung quốc.

Biểu tình của phái Pháp Luân công trước Đại sứ quán Trung quốc tại Praha
Nguồn ČTK
Ảnh Michal Doležal

Các nhà hoạt động cho Tây tạng tự do cũng ra lời tuyên bố của mình. Trong kiến nghị họ yêu cầu Tổng thống và chính phủ "ngừng hợp tác với nhà nước Trung hoa độc tài cộng sản. Họ viết trong đó rằng họ thấy xấu hổ khi Zeman và chính phủ quyết định "đánh đổi nguyên tắc bảo vệ quyền con người" bằng việc hợp tác với Trung quốc.

Sáng thứ hai, các nhà hoạt động trong Nhóm dựng tượng Vaclav Havel đã đặt được một tấm áp phích có ảnh cố Tổng thống Havel và Đạt lai Lạt ma tại công viên Velvarska trên phố Evropská. Trên tấm áp phích có dòng chữ "Đây là quê hương của hai người này"

Áp phích của những người phản đối chuyến đi thăm của Chủ tịch Trung hoa.
Nguồn ČTK
Tác giả Michal Doležal

Nhà lãnh đạo tinh thần của Tây tạng đã phải chạy sang Ấn độ năm 1959, khi quân đội Trung quốc dập tan cuộc khởi nghĩa của người Tây tạng. Bắc kinh coi Đạt lai Lạt ma như là một kẻ ly khai, mặc dù trong quan hệ với Trung quốc chính ông lại quảng bá cho xứ tự trị, chứ không phải cho Tây tạng tự do. Đạt lai Lạt ma  giữ một tấm tình khăng khít với cố Tổng thống Havel, ông đã nhiều lần đến thăm Praha.

Nguồn: Česká Televize

Người dịch: Thanh Mai- vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo