Virus từ Vũ Hán làm gia tăng tiếng nói của quốc gia dân tộc
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Virus từ Vũ Hán ảnh hưởng ra sao tới thế giới và Cộng hòa Séc cần phản ứng như thế nào trước tình hình mới? Truyền thông Séc thu thập được tài liệu từ bốn bộ mà Ngoại trưởng Tomáš Petříček vừa đệ trình cho Thượng nghị viện.
Theo các chuyên viên Séc khủng hoảng virus corona chỉ làm đẩy nhanh xu hướng đã xuất hiện trong mối quan hệ quốc tế. Chủ yếu là ngả từ các hình thức giải quyết đa quốc gia sang nhà nước dân tộc. Ví dụ điển hình là thái độ hoài nghi Tổ chức Y tế Thế giới và lên tới đỉnh điểm khi USA rút khỏi WHO. "Điều này gia tăng hoài nghi lên toàn bộ cấu trúc LHQ," các chuyên gia phân tích nhận định và đồng thời lưu ý, là chức năng hệ thống đa phương nằm trong quyền lợi của Cộng hòa Séc.
Tiêu chuẩn mới
Tài liệu đánh giá, rằng hạn chế đi lại đỉnh điểm của đại dịch đã ảnh hưởng tới khoảng 7,2 tỉ người trên toàn thế giới. "Nếu tình hình diễn ra lâu dài có thể gây phát sinh tiêu chuẩn mới. Lo ngại sự xuất hiện trở lại của làn sóng thứ hai hay loại virus mới sẽ dẫn tới tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa biên giới quốc gia, hạn chế sự linh hoạt quốc tế và các quốc gia trở nên khép kín hơn," các chuyên viên dự đoán. Nhấn mạnh quyền lợi quốc gia cao hơn đoàn kết quốc tế có thể gây khó khăn tới quá trình tiếp cận thuốc men và vắc-xin chống covid-19 được phát minh. Có thể lấy dẫn chứng như việc USA thu mua phần lớn dự trữ Remdesivir. Đào sâu hơn suy thoái thương mại lên HDP toàn cầu đã diễn ra từ trước đại dịch (từ 61 phần trăm năm 2009 xuống 59 phần trăm vào năm 2018). Một phần sản phẩm sẽ hướng vào các quốc gia hay khu vực lân cận.
"Bài học sự phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc, nơi cung cấp hơn 43 phần trăm công cụ phòng hộ cá nhân cho toàn thế giới, sẽ thúc đẩy nỗ lực hồi sinh sản xuất các mặt hàng chiến lược nội địa hay khu vực. Cần phải kiểm soát, để sao cho vì lí do an ninh trong một số lĩnh vực chúng ta không làm suy yếu giao thương tự do quốc tế, mà EU và CH Séc đã lấy đó làm nền tảng cho sự thịnh vượng của mình," tài liệu nhấn mạnh. Diễn biến hiện nay mà Trung Quốc đang tận dụng lợi thế, là sử dụng hết công suất chính sách ngoại giao khẩu trang nhằm mục đích hình thành mạng lưới những quốc gia phụ thuộc từ tất cả các châu lục (châu Phi, Iran, Iraq nhưng cũng cả Nhật Bản hay Italia...).
Các chiến dịch thông tin méo mó bịa đặt từ phía Trung Quốc và Nga sẽ gia tăng sức mạnh, từ các thuyết âm mưu về nguồn gốc virus cho tới tuyên truyền thông tin sai lệch, bịa đặt về diễn biến dịch bệnh, gây hoang mang và làm suy yếu niềm tin vào hệ thống y tế của phương Tây. "Về lâu dài điều này sẽ dẫn đến đối đầu gay gắt giữa các nước tự do dân chủ với các chế độ độc tài, trong khi đó một số quốc gia sẽ tìm con đường trung gian," tài liệu phân tích.
Con đường mầu xanh
Các chuyên gia khuyến cáo, CH Séc nên đặt trọng tâm hoạch định tính hài hòa cân đối giữa mở cửa giao thương với nhu cầu bảo vệ thị trường nội địa. Nên nhấn mạnh cơ sở và cả tích cực đưa chủ đề an ninh và môi trường vào chính sách thương mại. "Chính sách kinh tế ưu tiên những nguyên tắc này có thể làm tăng giá thành cuối cùng của sản phẩm và dịch vụ, là điều cần phải tiến hành giải thích cho người tiêu dùng," các chuyên gia lưu ý.
Giới ngoại giao cũng lưu ý về ảnh hưởng đáng lo ngại của Nga tại Libye, nơi cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhât và những quốc gia khác trong khu vực tiến hành cuộc chiến phân chia quyền lực. Nguy cơ rủi ro liên quan tới vấn đề này là nổ ra làn sóng tị nạn từ cận Sahara châu Phi, Trung và Cận Đông. "Hiện nay EU ngoài các biện pháp giải quyết thiếu hệ thống chưa có được câu trả lời phù hợp nào. "Di cư hàng loạt cùng với tình hình kinh tế xã hội xấu đi ở các quốc gia gốc kết hợp với dịch bệnh Covid-19 trong những tháng tới có thể đẩy EU trở lại tình hình như năm 2015," tài liệu báo cáo phân tích đưa ra kết luận.
David Nguyen- Deník
©Vietinfo.eu