Séc-Slovakia

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Gián điệp Việt Nam tại Séc (tạm thời) chưa phải chịu hậu quả

Cập nhật lúc 12-03-2019 19:21:52 (GMT+1)
Ảnh minh họa

 

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh làm cho quan hệ Việt Nam-Đức-Slovakia nhiều sóng gió. Phía Việt Nam phủ nhận việc bắt cóc, trong khi đó tòa án Đức lại khẳng định là phía Việt Nam đã làm. Nếu bắt cóc thì những điệp viên Việt Nam tại Châu Âu hoạt động và liên kết như thế nào?  Hiện nay phía Séc tạm thời vẫn im lặng về khả năng tham gia của điệp viên Việt Nam tại Séc. Sau đây là một bài nhận định để bạn đọc tham khảo.


Hơn một năm rưỡi từ khi tình báo Việt Nam bắt cóc cựu cán bộ Cộng sản cao cấp Trịnh Xuân Thanh tại Berlin rồi chở qua lãnh thổ Séc sang Slovakia đẩy lên chuyên cơ mượn của chính quyền Bratislava, có vẻ như mọi chuyện đang dần đi vào quên lãng.

Hiện nay các cơ quan chức năng Séc không muốn đả động gì tới đề tài Trịnh Xuân Thanh và mọi đe dọa trừng phạt ngoại giao dạo trước vẫn chỉ là những lời nói suông.

Vỡ lở và công luận xã hội Séc bắt đầu biết đến thực tế các lực lượng gián điệp tình báo Việt Nam tích cực hoạt động trên lãnh thổ Séc, chính là từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin khi nhân vật này toan tính xin tị nạn chính trị ở Đức.

Nhưng các nhân viên tình báo Việt Nam đã dùng vũ lực tống Trịnh Xuân Thanh lên chiếc xe mượn ở chợ Sapa tại Praha và cưỡng bức đưa Thanh qua lãnh thổ Séc sang Slovakia.

Và trên lãnh thổ Slovakia đã diễn ra một chương nhem nhuốc khác nữa của câu chuyện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử ngoại giao, khi cựu quan chức Cộng sản cao cấp bị bắt cóc, đánh đập, chuốc thuốc mê và đẩy lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia mà nước này cho phái đoàn bộ Công an Việt Nam mượn đã bay ra khỏi lãnh thổ Schengen- sang Moscow.

Tại quê nhà Trịnh Xuân Thanh nhận những gì xứng đáng. Đã lĩnh bản án tù chung thân vì hành động tội phạm tham nhũng mà nghe nói gây thiệt hại cho đất nước tới 150 triệu Mỹ kim. Còn Trịnh Xuân Thanh dĩ nhiên chối đây đẩy và khẳng định đó là phiên tòa có chủ đích, bới chính quyền Việt Nam muốn trừng phạt những hoạt động của Thanh ở phương Tây, nơi bí mật âm thầm định chuyển cả quốc tịch.

Bộ trưởng Nội vụ Slovakia dạo đó là Robert Kaliňák bị cáo buộc có biết trước chuyện Trịnh Xuân Thanh là đối tượng bị bắt cóc. Trong chia sẻ với truyền thông sở tại Robert Kaliňák từng tuyên bố không hề thương hại loại người như Thanh, đồng thời luôn khẳng định không hề biết đến chuyện Thanh bị bắt cóc và bác bỏ mọi cáo buộc tội trạng, thậm chí còn tình nguyện khiểm tra bằng máy dò nói dối.

Dấu vết Séc trong toàn bộ sự việc

Theo những gì thu lượm được cho thấy những kẻ bắt cóc đã có khoảng thời gian nhất định trên lãnh thổ Séc, sử dụng xe mượn ở Praha phục vụ hoạt động và công dân Việt Nam Nguyễn Hải Long định cư ở Séc vì bị buộc tội hỗ trợ tiếp tay cho các hoạt động gián điệp, tiếp tay hỗ trợ tội phạm bắt cóc người, đã bị dẫn độ sang Đức và chịu án tù.

Tình báo Dân sự Séc (BIS) đã phải báo động vì vụ bắt cóc. Phát ngôn viên BIS Ladislav Šticha công nhận thực tế có ghi nhận thấy hoạt động gián điệp của Việt Nam trên lãnh thổ Séc và theo dõi giám sát. Trong vụ bắt cóc Thanh, tình báo Séc đã hỗ trợ tích cực cảnh sát điều tra Đức khi được yêu cầu hợp tác.

Thế nhưng theo Ladislav Šticha, BIS không được phép tiết lộ chi tiết về các hình thức hoạt động của gián điệp Việt Nam trên lãnh thổ Séc. Trên thực tế thường thông qua các công ty trung gian bình phong hay nhờ hộ chiếu ngoại giao của các nhân viên đại sứ quán. "Phần lớn các cơ quan tình báo khi hoạt động ở nước ngoài đều sử dụng những biện pháp và công cụ tương tự," Ladislav Šticha khẳng định chung chung.

Các cơ quan chức năng CH Séc cũng điều tra cả khả năng, là một bộ phận tình báo Việt Nam đã tới Séc trong khuôn khổ hợp tác cảnh sát để điều tra các hoạt động tội phạm của mafia Việt Nam.

Không biết

Hiện nay cảnh sát Séc không muốn nói bất cứ điều gì liên quan tới vụ này. Phát ngôn viên  Jaroslav Ibehej của Trung tâm Quốc gia bài trừ tội phạm có tổ chức, là cơ quan điều tra những vụ việc như vậy, không muốn trả lời cho các câu hỏi của báo chí xem quá trình điều tra tiến triển tới đâu hay liệu có tiếp tục điều tra. Jaroslav Ibehej chống chế bằng cách chỉ sang Tông cục Cảnh sát CH Séc, nhưng cơ quan này không hề thay đổi chiến thuật đối thoại. "Vì lí do chiến thuật và an ninh Cảnh sát CH Séc không bao giờ chia sẻ những tin tức như vậy," chỉ có bà chánh thanh tra Eva Kropáčová lên tiếng.

Nghĩa là cho đến nay chỉ duy nhất có một thông tin được khẳng định, là BIS hiện nay tiếp tục theo dõi các hoạt động của tình báo Việt Nam trên lãnh thổ Séc, chủ yếu từ khi xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Hành động phạm pháp của tình báo trên lãnh thổ nước ngoài thường là lí do quá đủ để ngành ngoại giao gây sức ép lên đối tác để giải thích và sửa đổi. Cụ thể vụ Trịnh Xuân Thanh đã bị ngành ngoại giao Đức coi là chưa từng có tiền lệ xâm phạm thô bạo luật pháp Đức và quốc tế. Một nhà ngoại giao và một điệp viên Việt Nam ở đại sứ quán tại Berlin vì thế đã bị trục xuất.

Năm ngoái cơ quan ngoại giao Séc đã triệu hồi đại diện đại sứ quán Việt Nam ở Praha và lưu ý, là nếu như chứng minh thấy có sự dính líu của các cơ quan Việt Nam trên lãnh thổ Séc vào vụ bắt cóc, thì phái Séc sẽ buộc phải tiến hành biện pháp trừng phạt các thành viên đại sứ quán Việt Nam, tương tự như người Đức đã làm, là trục xuất.

Nhưng theo thời gian nay cơ quan ngoại giao Séc ăn nói giữ mồm giữ miệng hơn nhiều. "Về sự việc này chúng tôi khuyên nên hỏi cơ quan tình báo, bởi đề tài này thuộc thẩm quyền của họ," Robert Řehák từ ban báo chí bộ Ngoại giao tuyên bố và không đả động gì tới tình tiết là chính BIS từng khẳng định gián điệp Việt Nam có các hoạt động bất hợp pháp trên lãnh thổ Séc.

David Nguyen - hlidacipes.org  

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 Đồng Chí X: Sắp hết cứt để nuôi chó rồi.

    17-03-2019 21:15

    Còn đảng còn mình là khẩu hiệu đảng buộc các lực lượng an ninh phải trung thành với đảng.
    Vấn đề là ở chỗ tài nguyên hết, khoáng sản hết, đất đai ngày càng không dễ cướp của Dân lấy gì để nuôi lực lượng này để bảo vệ đảng bây giờ?
    Sắp hết cứt nuôi chó rồi.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo