Séc-Slovakia

Yếu tố cản trở phát triển quan hệ Việt - Séc có thể là hiệp định dẫn độ tù nhân

Cập nhật lúc 13-04-2017 12:06:40 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Bà chủ tịch Quốc hội CHXHCN Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày thứ Tư 12 tháng Tư 2017 đã có những cuộc gặp gỡ đàm phán với hàng loạt chính khách Cộng hòa Séc cao cấp nhất, bàn bạc về mối quan hệ hợp tác thương mại và cả tình hình cộng đồng người Việt Nam ở Séc. Bà chủ tịch đã lần lượt tiếp xúc với tổng thống Miloš Zeman, thủ tướng chính phủ Bohuslav Sobotka và các chủ tịch hai nghị viện CH Séc.


“Trong tất cả các cuộc họp với lãnh đạo nhà nước Séc cao cấp nhất chúng tôi đều cho rằng, mối quan hệ với Cộng hòa Séc từ lâu là hữu nghị,” bà chủ tịch QH Việt Nam tuyên bố trong phiên họp báo diễn ra sau cuộc gặp gỡ chủ tịch Thượng viện Milan Štěch (ČSSD). Chủ tịch Thượng viện Milan Štěch bổ xung, rằng với CH Séc Việt Nam là đối tác gần gũi nhất ở khu vực Đông Nam Á. “Cả hai đất nước chúng ta kinh tế phát triển tương đối thành công và chúng ta cùng có những thứ để mời chào,” Milan Štěch nói.

Nhưng theo Milan Štěch, yếu tố ngăn cản sự phát triển quan hệ tiếp theo giữa CH Séc với Việt Nam có thể chính là hiệp định song phương về dẫn độ trao trả tù nhân, nhất là công dân Việt Nam nhận án tù ở CH Séc về Việt Nam thụ án. Hiệp định này đã được mổ xẻ bàn bạc và thỏa thuận từ trước đây vài năm giữa bộ trưởng Nội vụ Milan Chovanec với bộ trưởng Công an Việt Nam đại tướng Trần Đại Quang, mà nay đang là chủ tịch nước. Nhưng cho tới nay hiệp định vẫn dậm chân tại chỗ ở vị trí nhất trí tán thành. “Yếu tố cản trở mối quan hệ tiếp theo giữa hai nước có thể là cho tới nay vẫn thiếu hụt thỏa thuận về dẫn độ tù nhân Việt Nam từ CH Séc về quê hương, nghĩa là về Việt Nam. Với chúng tôi, đó là vấn đề quan trọng,” chủ tịch Thượng viện Milan Štěch nhấn mạnh và lưu ý, là hiệp định đã đàm phán xong từ năm 2014 nhưng cho tới nay vẫn chưa được phê chuẩn. “Một nhóm người nhỏ làm tổn hại uy tín tốt đẹp của rất nhiều thành viên khác của cộng đồng thiểu số Việt Nam sinh sống tại CH Séc,” Milan Štěch nói.

Bà chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tới CH Séc trong chuyến thăm kéo dài ba ngày theo lời mời của chủ tịch Thượng viện Milan Štěch. Tổng thống Miloš Zeman, người mà tới đây đang chuẩn bị sang thăm Việt Nam, đã đón tiếp bà chủ tịch đầu tiên tại Lâu đài Praha. Ngay sau đó bà chủ tịch QH Việt Nam đã gặp gỡ với chủ tịch Quốc hội Jan Hamáček (ČSSD) và thủ tướng Bohuslav Sobotka. Trong họp báo sau hội đàm, thủ tướng Bohuslav Sobotka thông báo, là đã cùng với nữ chính khách Việt Nam bàn bạc cả về khả năng các công ty từ CH Séc tham gia quá trình hiện đại hóa Việt Nam và xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Thủ tướng Bohuslav Sobotka khẳng định, rằng CH Séc quan tâm thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế.

Theo nhiều nguồn tin trong cuộc chưa được kiểm chứng, thì trục trặc trong phiên bản cuối cùng của hiệp định dẫn độ tù nhân có thể cả từ yêu sách thái quá của phía Việt Nam về kinh phí mà nhà nước Séc phải thanh toán cho mỗi tù nhân Việt Nam cho từng ngày thụ án tù ở quê hương sau khi bị tòa án CH Séc phán quyết có tội và bản án đã có hiệu lực pháp lý.

David Nguyen - ČTK, vlada.cz
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 hung:

    14-04-2017 10:14

    chính phủ việt nam rất khôn và cũng rất thuơng kiều bào khi bị tù đầy nếu phải về việt nam thụ án thì rất khổ tương lai mù mịt nếu giờ chấp nhận dẫn độ với séc thì các nuớc khác cũng học làm theo thi nhà tù việt nam cũng sẽ qua tải nói chung là giờ việt nam cứ đòi nhiều tiền để khỏi phải dẫn độ đó là cớ hoãn binh
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo