Thế giới

Chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc (2): Kinh tế thị trường định hướng nhà nước

Cập nhật lúc 15-12-2017 04:52:38 (GMT+1)
Trụ sở to lớn của Ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Công (bên trái), một biểu tượng mạnh mẽ nền tài chính Trung Quốc vươn ra toàn c

 

Bài trước tác giả đã giải thích các định chế ngân hàng nội địa dưới lập trường của Trung Quốc trong tiến trình thực hiện Basel bằng cách nhấn mạnh sự đối đầu giữa các phe phái cạnh tranh. 


Tuy nhiên, sự giải thích này là không hoàn chỉnh, bởi nó không chỉ ra chính xác nguồn gốc của các phe phái cũng như cơ sở cho những ưu đãi căn bản của họ. Đáng chú ý, mặc dù có quan điểm khác nhau về chính sách cho vay, các phe phái hầu như đều đồng thuận về mô hình phát triển cơ bản cho Trung Quốc, cụ thể là vai trò chủ chốt của nhà nước. Do đó, chúng ta cần phải giải thích chi tiết hơn về sự bất cập giữa chủ nghĩa tư bản Trung Quốc so với mô hình chủ nghĩa tư bản của phương Tây. 

Khác biệt mô hình tự do hóa

Dựa trên ý tưởng phát triển bởi chủ nghĩa tư bản so sánh, chúng ta có thể giải thích sâu hơn những ưu đãi trong đàm phán kinh tế quốc tế bằng việc quan sát các tổ chức tư bản nội địa, song song với việc giả định nhà nước cố gắng ngăn chặn sự can thiệp mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế ủng hộ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nội địa. Từ góc độ này, vai trò thống trị của các nhóm lãnh đạo và chủ nghĩa tư bản quốc gia thì không chỉ có trường hợp duy nhất của Trung Quốc, mà còn phổ biến với loại hình chủ nghĩa tư bản đang được định hình ở những nền kinh tế mới nổi khác.

Ở những nơi khác, chúng tôi gọi loại hình chủ nghĩa tư bản này với cái tên “kinh tế thị trường định hướng nhà nước” (SME), như một dạng phát triển hơn của loại hình đã tồn tại trước đó. Ngay cả khi mô hình kinh tế thị trường định hướng nhà nước mang đến một góc nhìn gần gũi hơn với nền kinh tế Trung Quốc so với những loại hình chủ nghĩa tư bản châu Á gần đây và tập trung nhiều hơn vào khu vực đô thị hóa bên trong những thị trường mới nổi lớn, nó cơ bản vẫn cho phép chúng ta liên hệ một cách chặt chẽ hơn những vấn đề cụ thể của định chế ngân hàng và các phe phái với những đặc điểm tổng quát hơn của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc.

Những nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước bị thống trị bởi mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và những doanh nghiệp nội địa chủ chốt theo cơ chế điều hành của Trung ương. Tương phản lớn với những nền kinh tế thị trường độc lập của Đông Âu, những nền kinh tế chính trị này thường được thống trị bởi chủ nghĩa tư bản quốc gia, không phải bởi dòng chu chuyển vốn.

Do đó, nó có thể theo đuổi những chiến lược phát triển quốc gia dài hạn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (và đầu tư tư nhân có chọn lọc) thường được chào đón bởi mô hình chủ nghĩa trọng thương này, nhưng chỉ khi chúng không ảnh hưởng tiêu cực đến ưu thế tổng thể của dòng vốn nội và sự ổn định dài hạn. 

Tương phản với mô hình nhà nước phát triển trước kia được Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore theo đuổi, hình thức mới của “chủ nghĩa tư bản 3.0” không đòi hỏi sự tồn tại của một nhà nước tập trung và kế hoạch kinh tế tập trung, nhưng sự phổ biến của các nhóm công-tư có thể kéo theo nhiều nguy cơ cụ thể.

Có thể đơn giản cho rằng, có những giới hạn nghiêm ngặt đối với kế hoạch kinh tế tập trung toàn diện trong một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc (hoặc Ấn Độ, Brazil). Chính quyền địa phương và những công ty có quan hệ tốt với họ được duy trì ở trạng thái ưu đãi, được giám sát theo một cơ chế nhất định. Đó là một cơ chế hợp tác linh động, phục vụ như một công cụ hỗ trợ cho kế hoạch phát triển tập trung trong chiến lược của nhà nước. 

Việc đưa ra quyết định của Trung Quốc đối với các định chế ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến những đặc điểm cơ bản của loại hình chủ nghĩa tư bản này. Mặc dù trường phái kỹ trị chủ trương mở cửa nhẹ nhàng khu vực ngân hàng của Trung Quốc với dòng vốn và thẩm định của nước ngoài, nhưng nó không cho phép một sự chuyển dịch cơ bản nào theo chiều hướng gia tăng mức độ kiểm soát tài chính đa quốc gia.

Mặc dù các chỉ tiêu tự do hóa gần đây đã được cải thiện, khu vực tài chính của Trung Quốc vẫn còn khá đóng cửa, dựa trên việc kiểm soát chặt chẽ dòng vốn, giới hạn chuyển đổi đối với đồng NDT và sự thiếu vắng các nhà đầu tư nước ngoài trong hội đồng quản trị của các ngân hàng nội địa lớn; mức độ bảo mật và các quy định tài chính phức tạp là một vấn đề nan giải. 

Cạnh tranh của kẻ đi sau

Những nền kinh tế đến sau thường theo đuổi chiến lược cho phép họ bắt kịp các nền kinh tế đang thống trị, trong khi tránh bị tác động bởi phần còn lại. Họ không bộc lộ khu vực (tài chính) để cạnh tranh toàn diện với thị trường thế giới, mà chỉ sử dụng hội nhập kinh tế xuyên quốc gia ở một mức giới hạn, hỗ trợ cho quá trình hiện đại hóa chọn lọc của những nền kinh tế đó.

Chiến lược định hướng xuất khẩu cho phép họ tích lũy những nguồn lực cần thiết cho những mục tiêu trên và tránh rơi vào tình thế ép buộc phải bán tháo cho những nhà đầu tư ngoại, trong bối cảnh cần nâng cao mức độ kiểm soát quốc gia để theo đuổi thành công trong chiến lược bắt kịp trong dài hạn.

Chủ nghĩa tư bản định hướng nhà nước là một giải pháp khá thành công để xây dựng chủ nghĩa tư bản trong những nền kinh tế mới nổi lớn, nhưng ở vị thế người đến sau trên trường quốc tế. Định chế ngân hàng trong loại hình chủ nghĩa tư bản đó đảm bảo cho sự ổn định tài chính và chắc chắn những khoản tiết kiệm nội địa được tái đầu tư vào quá trình hiện đại hóa để bắt kịp các nước phát triển, bên cạnh những ưu tiên trong kiểm soát tổng thể của đảng và nhà nước. Miễn sao các định chế ngân hàng toàn cầu không can thiệp vào những nguyên tắc đó (ví dụ, ép buộc chính quyền địa phương phải mở cửa, khu vực ngân hàng hội nhập sâu rộng vào những thị trường tài chính quốc tế xuyên quốc gia).

Ở góc độ tổng quát hơn, lập luận này cho phép chúng ta dự đoán quá trình hội nhập tài chính toàn cầu một cách nghiêm ngặt và việc hình thành định chế ngân hàng chung sẽ khó đạt được. Điều đó, do có sự khác biệt trong cấu trúc thiết lập, giữa một bên là những nền kinh tế phát triển dựa vào định hướng tài chính tự do như Hoa Kỳ và Anh, Hồng Công và Singapore (và những khu vực tương tự trong một số nền kinh tế châu Âu) và những nền kinh tế định hướng xuất khẩu đến sau, từ đó hạn chế mức độ hội nhập tài chính toàn cầu. Những cố gắng trước đó cho việc chu chuyển tài chính tự do giữa các quốc gia, nhằm hình thành những trung tâm dịch vụ tài chính của thế giới.

Nhà nghiên cứu Kalinowski cho rằng: “Lợi nhuận khổng lồ trong khu vực tài chính có thể trở thành hiện thực khi dòng vốn được phân phối tự do đến những khu vực và lãnh thổ với suất sinh lời ngắn hạn cao nhất. Những chuyển dịch đó càng gia tăng về quy mô và số lượng, thu nhập đến từ chi phí giao dịch với khách hàng của những công ty tài chính càng cao”.

Ngược lại, những quốc gia đến sau định hướng xuất khẩu lại ưa thích điều tiết và kiểm soát dòng vốn tài chính sao cho đảm bảo ổn định đồng tiền và duy trì “mức độ cạnh tranh quốc gia”, do vai trò công xưởng thế giới của họ. Tổng quát hơn, các nền kinh tế định hướng xuất khẩu tập trung nhiều vào mức độ ổn định của tiền gửi nước ngoài, do đó phản đối bất kỳ định chế nào làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát của họ đối với những tài sản quốc tế. Tương tự, họ hoài nghi với những hợp tác toàn diện quốc tế trong chính sách vĩ mô, vì chúng có thể tạo sức ép trong việc kích thích tiêu dùng nội địa hoặc thực hiện những chính sách lạm phát nhiều rủi ro trong những quốc gia có nợ quốc tế cao.

Mục tiêu chính trị bao trùm

Công trình nghiên cứu này cung cấp góc nhìn tổng quát về các định chế ngân hàng của Trung Quốc cũng như vai trò của Trung Quốc trong việc hình thành các định chế ngân hàng toàn cầu. Nó chứng minh quá trình cải cách độc lập của khu vực tài chính Trung Quốc vẫn còn khá hạn chế, trong khi chính phủ Trung Quốc vẫn đóng vai trò nhất định trong định chế ngân hàng toàn cầu, thông qua việc ủng hộ tiến trình Basel do phương Tây khởi xướng.

Về lý thuyết, vai trò của các định chế ngân hàng Trung Quốc thúc đẩy chúng ta chú ý nhiều hơn đến quá trình phát triển kinh tế chính trị dài hạn, cũng như những giai đoạn khác nhau của tiến trình hội nhập vào nền kinh tế tư bản thế giới, nếu chúng ta muốn hiểu hơn về bối cảnh của những ưu đãi thể chế cụ thể đó. Các nghiên cứu xa hơn sẽ chứng minh liệu có tồn tại mối quan hệ giữa mô hình kinh tế thị trường định hướng nhà nước với các tổ chức quốc tế hay không, cũng như liệu có phù hợp để giải thích cho hành vi của các quốc gia như Brazil hoặc Ấn Độ trong các định chế ngân hàng toàn cầu, hoặc trên các lĩnh vực khác như định chế kinh tế quốc tế hay không.

Theo nhận định của chúng tôi, công trình này mang đến những tín hiệu không quá lạc quan cho định chế tương lai của Trung Quốc và các thị trường tài chính quốc tế. Khu vực ngân hàng của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị chia cắt bởi phe kỹ trị và phe không chuyên.

Thêm nữa, những kịch bản rủi ro bởi lượng lớn nợ xấu có thể trở nên tồi tệ hơn nếu chính phủ Trung Quốc thực sự nghiêm túc với kế hoạch kích cầu nội địa. Điều đó có thể kèm theo sự sụt giảm trong tiết kiệm, vốn là trung tâm cho sự tồn tại của khu vực ngân hàng Trung quốc chịu sự kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn được đánh giá cao với những thành tựu đạt được của khu vực ngân hàng trong việc vượt qua khủng hoảng tài chính trước đây và duy trì mức độ ổn định dài hạn.

 Từ chối công nhận nền kinh tế thị trường

Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa xác nhận quyết định từ chối Trung Quốc được xem là nền kinh tế thị trường tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể chịu nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề hơn. Trong văn bản pháp lý dài 41 trang trình ra WTO, đại diện thương mại Hoa Kỳ bảo vệ quyền của nước này trong việc xem Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường khi đưa ra quyết định về cách xử lý hàng nhập khẩu giá rẻ trong ngành may mặc và bảo vệ ngành sản xuất trong nước. 

Liên minh châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng từ chối đề xuất được công nhận là nền kinh tế thị trường của Trung Quốc tại WTO, sau 15 năm nước này gia nhập tổ chức này. Quan điểm của Hoa Kỳ được sự ủng hộ của nhiều nước, được Bắc Kinh phản ứng là “bóp méo nghiêm trọng tình hình thực tế ở Trung Quốc và Trung Quốc sẽ làm những điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại WTO”. Tuy vậy, Nhà trắng vẫn tiếp tục giữ lập trường của mình với chính sách được đưa ra từ thời Tổng thống B. Obama, cho rằng nền kinh tế theo chỉ đạo của Đại lục không thực hiện cải cách cần thiết để vận hành theo nguyên tắc thị trường phổ biến.

Q. Huy

Nguồn: TS. Andreas Nölke/ saigondautu.com.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo