Thế giới

Được sản xuất tại Trung Quốc nhờ công nghệ của người khác

Cập nhật lúc 23-08-2017 21:00:00 (GMT+1)
Ảnh minh họa (ceskatelevize.cz)

 

Một cố gắng mới nhất để cân bằng lại các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc là sự kiện xảy ra hôm thứ Hai khi Tổng thống Mỹ Donal Trump có các phản ứng phản đối việc buộc phải chuyển giao các tài sản trí tuệ khi kinh doanh với Trung Quốc.


Hôm thứ hai, Trump đã yêu cầu người đứng đầu Uỷ ban đại diện về thương mại của Hoa Kỳ nghiên cứu lại các biện pháp của đối tác Trung Quốc, mà qua đó họ đã buộc các công ty Hoa Kỳ tại Trung Quốc trên thực tế, phải truyền lại các know-how của mình. Theo các nhà phân tích, điều này đã gây tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ: các công nghệ bị ăn cắp đó "thường được bán ngược lại vào Hoa Kỳ - với giá thấp hơn, có trường hợp còn gạt được nhập khẩu Hoa Kỳ ra khỏi thị trường Trung Quốc".

Sản xuất tại Trung Quốc, phát minh tại Hoa Kỳ

Như Denis C. Blair, cựu giám đốc cơ quan tình báo Quốc gia (National intelligence) và Keith Alexander cựu giám đốc Cơ quan an ninh Quốc gia (National security agency) đã viết trên New York Times:

Các công ty Trung Quốc - được các chính sách chính thức của Trung Quốc hỗ trợ và nhiều khi có các đại diện của nhà nước trực tiếp tích cực tham gia - đã thu thập được các tài sản trí tuệ của các hãng Hoa Kỳ. Tổng hợp lại, việc ăn cắp các tài sản sở hữu trí tuệ đã làm nền kinh tế Hoa Kỳ mất khoảng 600 tỉ đô la, đó là cuộc di dời của cải lớn nhất trong lịch sử loài người. Trung Quốc gánh một phần lớn trách nhiệm trong việc này.

Các biện pháp trên xuất hiện vào thời điểm khi Trump gây áp lực yêu cầu Trung Quốc có các phản ứng phản đối Bắc Hàn, và khi đó chính phủ Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng đây là hai vấn đề độc lập với nhau.

Nỗ lực của Trump nhằm áp dụng các hình phạt từ trước khi Tổ chức Thương mại quốc tế WTO được thành lập, đang thể hiện một thái độ ngán ngẩm lâu nay trước các ưu đãi một chiều mà Trung Quốc được hưởng trong quan hệ thương mại song phương:

Khi chính phủ của Clinton và Bush đàm phán việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế, Trung Quốc đã được dành ra một không gian khá lớn để hạn chế việc kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và trong các đầu tư của nước ngoài. Người ta kỳ vọng rằng theo thời gian, Trung Quốc sẽ dần dần dân chủ hóa các lĩnh vực này; Hoa Kỳ cho rằng gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế sẽ là bước đầu cho quá trình cởi mở ở Trung Quốc, tuy nhiên như đã thấy, có vẻ đó là bước đầu cho sự kết thúc của quá trình cởi mở ấy. Từ 2001 chưa có bất kỳ một sự cởi mở nào đáng kể theo hướng này. Đặc biệt Chủ tịch Tập cận Bình có vẻ như nguyện hết mình cho chính sách công nghiệp và các mục đích đã được đề ra cho tới năm 2025.

Được sản xuất trong tương lai

Liên quan tới các biện pháp của châu Âu và Hoa Kỳ để đối phó lại các thương vụ có mục đích của Trung Quốc nhằm mua lại các công ty mang tính chiến lược, truyền thông thế giới càng ngày càng hay nhắc đến chương trình của Trung Quốc mang tên in China 2025.

Kế hoạch 10 năm" này hướng tới việc đổi mới công nghiệp chế biến đồ dân dụng, là việc đã thu được sự hỗ trợ khổng lồ từ phía nhà nước, đã được Chủ tịch Tập cận Bình đã tuyên bố từ 2015.

Một bộ phận quan trọng trong kế hoạch của Trung Quốc là việc mua lại các công nghệ cần thiết, thông thường bằng cách mua lại các công ty ở nước ngoài vốn rất phát triển về mặt công nghệ. Liên minh châu Âu hiện đang bắt đầu thỏa thuận với nhau về pháp lý để hạn chế Trung Quốc mua lại các công ty có giá trị chiến lược, nhất là các thương vụ mà đằng sau đó có thể là các quyết định mang tính chính trị của Bắc Kinh.

Trong kế hoạch Made in China, phương Tây nhìn thấy một đe dọa mới cho việc cạnh tranh tự do. Đã từ lâu châu Âu phê phán thái độ thiếu cân xứng của Trung Quốc trong kinh doanh: các công ty Trung Quốc được thu lợi thoải mái từ thị trường cởi mở của châu Âu, nhưng chính Trung Quốc thì canh giữ thị trường của mình như một kẻ ghen tuông. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc lại nhận được sự hỗ trợ cả về chính sách lẫn vật chất:

Một bản tin mang tên "Sản xuất tại Trung Quốc 2025: chính sách công nghiệp đứng trên sức mạnh của thị trường" của Phòng thương mại EU ở Trung Quốc, đã phê phán các trợ cấp của nhà nước dành cho ngành công nghiệp high-tech của Trung Quốc, rằng các công ty này chính là sự cạnh tranh bất công đối với các hãng nước ngoài vốn không được nhận bất cứ một trợ cấp nào của nhà nước.

Một nghiên cứu của Mercis (Mercator Institute for China Studies - Viện nghiên cứu của quỹ Mercator về Trung Quốc tại Berlin) từ năm 2016 cũng ủng hộ nhận định này. "Trong khi các công ty high-tech của Trung Quốc được nhà nước tài trợ dồi dào, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ gặp hàng loạt khó khăn khi tiếp cận thị trường: thị trường IT bị đóng,họ  bị loại ra khỏi hệ thống tài trợ ở địa phương, mức bảo mật số liệu thấp và chính quyền Trung Quốc thu thập số liệu ở mức độ cao".

Chính vì các khó khăn này mà hiện nay các nỗ lực của Trung Quốc nhằm dành được quy chế kinh tế thị trường đã tan vỡ, và vì thế mà các nỗ lực này của họ ngày càng thêm thân thiện.

Đuổi kịp và vượt

Với sự hỗ trợ của 300 tỉ đô la từ ngân quỹ nhà nước, Trung Quốc cần phải xây dựng được ngành công nghiệp high-tech và đảm bảo công nghệ trong nước có khả năng cạnh tranh. Mục tiêu được đề ra là các công ty chế biến cần có khả năng tự giải quyết được các vấn đề về công nghệ; công nghiệp của Trung Quốc cần thoát khỏi vai trò là người cung cấp "hàng mã" rẻ tiền cho thị trường toàn cầu:

"Quốc vụ viện của Trung Quốc (thủ tướng) Lý Khắc Cường đã nói, chúng ta sẽ thực hiện đầy đủ kế hoạch của mình để phát triển các ngành chiến lược vốn rất xuất sắc"... "Chúng ta đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển và thương mại hóa các chất liệu mới, ngành trí tuệ nhân tạo, các mạch tích hợp, ngành sinh dược, hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5...."

Kế hoạch có một cơ chế đơn giản: cho phép các khoản vay lớn với lãi suất thấp từ các quỹ đầu tư của nhà nước và của các ngân hàng phát triển; cho phép cùng tham gia về tài chính trong việc mua lại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài; cho phép các tài trợ mở rộng cho việc nghiên cứu. Tất cả những điều này là nhằm mục đích biến Trung Quốc từ chỗ về cơ bản là đủ cho bản thân, sẽ trở thành các ngành trọng điểm.

Chương trình này là một trong các câu trả lời của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với việc tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm mạnh do nhiều nguyên nhân: chi phí sản xuất tăng, xuất khẩu thuyên giảm và cạnh tranh phát triển nhất là tại Đông Nam Á - chưa nói đến các vấn đề liên quan tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường nói chung. Ngoài các ngành được nhắc đến trong câu nói của ông Lý Khắc Cường, chương trình hỗ trợ còn áp dụng cho các ngành như vũ trụ, tự động học, ô tô chạy điện và các ngành kỹ thuật đường sắt và nông nghiệp.

Cuộc tấn công trong trận chiến đã thua từ lâu

Như James Lewis từ Center for Strategic and International Studies đã nhấn mạnh, chính chương trình Made in China 2025 đã chứng minh một cách rõ ràng nhất rằng bước đi hôm thứ hai của Trump đã chậm chễ đến như thế nào - chậm khoảng 10-20 năm. Việc truyền lại các tài sản trí tuệ mà bấy lâu nay đã là động cơ cho nền kinh tế của Trung Quốc phát triển, đã bước sang một giai đoạn mới. Trump đang tham gia một cuộc chiến đã thua từ lâu:

Chúng ta không muốn tập trung vào việc các tài sản trí tuệ bị mất cắp. Điều này thể hiện thái độ từ thời kỳ khi Hoa Kỳ vẫn là người đứng hàng đầu, không có đối thủ cạnh tranh trong công nghệ. Những ngày đó đã qua lâu rồi. Nếu như ăn cắp các tài sản trí tuệ vẫn tiếp tục có giá trị thì Trung Quốc đã không tìm kiếm các con đường mới: thu mua các công ty của phương Tây cùng với know-how của họ; mở ra các trung tâm nghiên cứu tại Silicon Valley; đòi hỏi phải truyền giao công nghệ như là một điều kiện để kinh doanh với Trung Quốc; và đầu tư hàng tỉ vào việc đào tạo, phát triển và nghiên cứu.

Nguồn:  https://sinopsis.cz/vyrobeno-v-cine-za-pomoci-cizich-technologii-made-china-2025/

Người dịch: Thanh Mai- vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo