Thế giới

Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển

Cập nhật lúc 19-04-2016 13:08:28 (GMT+1)
2 chiến hạm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam hôm 12/4, ảnh: thanhniennews.com.

 

Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như "dưa hấu gặp dao sắc", có thể bị tấn công.


Ngày 18/4, Mã Hiểu, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế - Sự vụ quốc tế thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải viết bài bình luận trên website Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (news.cri.cn) vu cáo, Nhật Bản lần đầu tiên cho chiến hạm cập cảng Cam Ranh, Việt Nam là nhằm "kiềm chế" Trung Quốc.

Cảng Cam Ranh trong mắt học giả diều hâu Trung Quốc

Biển Đông trở thành tâm điểm chú ý của dư luận bởi hành động phiêu lưu, leo thang quân sự hóa của Bắc Kinh. Tuy nhiên Mã Hiểu cáo buộc chiến lược Hoa Kỳ quay trở lại châu Á là "thủ phạm" làm Biển Đông căng thẳng. Học giả Trung Quốc này cho rằng, việc 2 tàu khu trục Nhật Bản cập cảng Cam Ranh, Việt Nam càng làm cho Biển Đông nóng hơn trong mắt dư luận quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani được Mã Hiểu dẫn lời nhận xét:"Cảng Cam Ranh xét về tầm quan trọng địa chính trị có giá trị rất lớn, rất hữu ích cho chiến hạm các nước ghé vào sử dụng các dịch vụ hậu cần quân sự, cung cấp các nhu cầu thiết yếu." Ông mong muốn tới đây tàu quân sự Nhật Bản có thể ghé Cam Ranh sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn.

Một quan chức chính phủ Nhật giấu tên cũng được Mã Hiểu dẫn lời bình luận, lần cập cảng Cam Ranh này của 2 tàu khu trục Nhật Bản vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa mang tính bước ngoặt lịch sử. Mã Hiểu bình luận: "Lần cập cảng Cam Ranh lần này của tàu Nhật Bản thực sự có tính chiến lược và tầm vóc lịch sử.

Nó có thể ảnh hưởng một cách tinh tế đến cục diện Biển Đông trong tương lai. Người viết cho rằng, việc 2 tàu khu trục Nhật Bản cập cảng Cam Ranh là một động thái cho thấy Nhật Bản, Việt Nam và Hoa Kỳ đang nhắm vào Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Đối với Việt Nam mà nói, ý nghĩa của việc chiến hạm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh càng quan trọng hơn. Là một quốc gia có lãnh thổ trải dài và hẹp dọc theo bán đảo Đông Dương, Biển Đông với Việt Nam có ý nghĩa trọng đại liên hệ đến sự tồn vong, vừa là túi tiền, vừa là phên giậu.

Nguồn tài nguyên dầu khí dự trữ trong lòng Biển Đông rất phong phú, tương truyền đạt 50 tỉ tấn và có thể được xem như "vịnh Ba Tư thứ hai". Hiện tại trị giá dầu khí Việt Nam khai thác ở khu vực quần đảo Trường Sa (thực tế là thềm lục địa phía Nam Việt Nam) đã vượt 25 tỉ USD và vẫn còn đang tiếp tục tăng trưởng, cho nên Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất trong các bên tranh chấp ở Biển Đông.

Do đó có thể nói Biển Đông là túi tiền của Việt Nam."

Thừa nhận kẻ thù xâm lược Việt Nam chủ yếu đến từ phương Bắc, Biển Đông là phên giậu của Việt Nam

Mã Hiểu bình luận: "Tuy nhiên ý nghĩa của Biển Đông đối với Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó. Theo chuyên gia hàng hải Nghê Lạc Hùng, đối với Việt Nam mà nói, kẻ thù xâm lược từ xưa đến nay đều xâm nhập từ miền sơn cước trên lãnh thổ đất liền.

Bởi vậy với địa bàn rừng núi phía Bắc Việt Nam bao lấy vùng đồng bằng vừa hẹp vừa nhỏ, các hoạt động bổ sung năng lực hậu cần vô cùng khó khăn, khó triển khai liên tục. Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như "dưa hấu gặp dao sắc", có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền.

Miền Bắc Việt Nam tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc nên sẽ nhanh chóng rơi vào thế bị bao vây, cô lập, từ đó mà làm thay đổi cái thế về mặt quân sự hàng trăm năm nay. Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau."

Người viết cho rằng, những lời thốt ra từ miệng từ 2 học giả Trung Quốc, Mã Hiểu và Nghê Lạc Hùng nêu trên đã nói trắng sự thật trần trụi về nguy cơ Việt Nam bị xâm lược "từ biên giới trên đất liền, địa bàn rừng núi", và nay là từ trên bất kỳ điểm nào dọc chiều dài bờ biển của đất nước.

Mặc dù với hàng ngàn năm chống bành trướng và xâm lược phương Bắc khiến dân tộc Việt Nam không lúc nào mất cảnh giác trước tham vọng bá quyền và nguy cơ xâm lược, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên học giả Trung Quốc, truyền thông nhà nước Trung Quốc công khai trắng trợn bàn tới điều này kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Nhưng cũng phải cảm ơn CRI và Mã Hiểu, Nghê Lạc Hùng vì càng giúp người Việt Nam hiểu rõ hơn thế nào là "đại cục - tiểu cục".

Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần cảnh giác cao độ và khí thiêng sông núi Việt Nam sẽ giúp dân tộc này, đất nước này giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đánh bại bất kỳ lực lượng nào cướp nước và bán nước, dù chúng có mạnh tới đâu.

Bóp méo trắng trợn trận Gạc Ma, đe dọa Việt Nam về quân sự

Mã Hiểu bịa đặt trắng trợn rằng: "Thế cho nên trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam tự nhiên bất chấp sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế dám cứng đầu với Trung Quốc. Trận Gạc Ma năm 1988, Trung Quốc chỉ bị thương một người mà bắn chết hàng trăm người lính hải quân Việt Nam, bắn chìm 2 tàu và bắn trọng thương 1 tàu hải quân (bao gồm tàu 505 có trọng tải lớn nhất của Hải quân Việt Nam thời bấy giờ).

Thừa thế chiếm được Gạc Ma, Trung Quốc chiếm luôn Chữ Thập, lập nên kỳ tích trong lịch sử hải quân thế giới với tổn thất bằng không. Sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc làm cho Việt Nam run sợ.

20 năm đã trôi qua, sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc đã có bước tiến nhảy vọt so với năm xưa (1988), ưu thế ngày càng rõ rệt, sớm trở thành lực lượng hải quân mạnh thứ 2 thế giới. Việt Nam thừa hiểu một mình chống lại Trung Quốc khó bề thắng lợi, bèn lôi kéo Nhật Bản cùng "hợp xướng" nhằm vào Trung Quốc trên biển, đó là lựa chọn phù hợp với logic của họ (Việt Nam)."

Đọc những dòng này, con Lạc cháu Hồng không ai không căm phẫn trước miệng lưỡi rắn độc của Mã Hiểu. Nhưng thôi, tranh luận với những kẻ như Mã Hiểu quả thực phí lời. Có điều vẫn phải dẫn ra đây những lời ngông cuồng, hỗn xược đầy chất côn đồ, hăm dọa để tự nó vạch trần bản chất cái gọi là "đại cục - tiểu cục" mà lãnh đạo Trung Quốc đang ca tụng trong quan hệ với Việt Nam.

Mã Hiểu viết tiếp: "Đương nhiên, hợp tác Nhật - Việt trong vấn đề Biển Đông không tách rời cái gật đầu thừa nhận của Hoa Kỳ. Mỹ ngày càng nhằm vào Trung Quốc trên Biển Đông và sớm từ bỏ lập trường không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp, bắt đầu tuần tra cùng Philippines.

Lính Trung Quốc, hình minh họa: baidu.com.

Thông qua hợp tác Nhật - Việt để kiềm chế Trung Quốc, làm Bắc Kinh giữ cái này thì mất cái kia, cô lập Trung Quốc từng bước là chiến lược đã được Mỹ xác định. Do đó có thể thấy, việc chiến hạm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh là sản phẩm của việc Nhật - Việt - Mỹ bắt tay nhau kiềm chế Trung Quốc. 

Có thể dự đoán, trong tương lai những chiến hạm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh sẽ ngày càng lớn, số lần cập cảng ngày càng tăng. Ngoài ra việc tàu ngầm Nhật Bản, máy bay trinh sát săn ngầm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh cũng không phải là điều không thể.

Ngoài ra cũng không thể loại trừ khả năng chiến hạm Mỹ, thậm chí là cụm tàu sân bay của Hoa Kỳ sẽ cập cảng Cam Ranh. Do đó người viết muốn hỏi, thực sự thì ai mới là kẻ đang quân sự hóa Biển Đông?"

Nếu như đây chỉ là lời lẽ của một kẻ vô danh tiểu tốt chỉ biết chửi đổng, bịa đặt trên mạng internet ở Trung Quốc do chính sách tuyên truyền sai trái, bịa đặt về lịch sử của các nhà cầm quyền Bắc Kinh thì người viết chẳng cần phải bận tâm.

Nhưng đó là một học giả tại vị trong một cơ quan nghiên cứu nhà nước Trung Quốc, đăng tải công khai trên website Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc thì quả thực không thể làm ngơ.

Nguồn: Hồng Thủy/GDVN

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #3 Người Ba Lan: Còn ngu nào hơn ??

    22-04-2016 16:04

    Không có cái yêu nào ngu hơn yêu tổ quốc là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa .
  • #2 Ăn Mày: Hay đấy

    21-04-2016 20:56

    Từ trước tới nay bọn Trung Quốc lúc nào nó không kích động dân họ đánh Việt Nam, nói xấu Việt Nam là nước nhỏ nhưng đánh chiếm đảo của Trung Quốc... Nó càng hô hào càng manh động thì Việt Nam cần đòan kết sẳn sàng đánh bọn chúng.
    Song điều đáng buồn là những người lãnh đạo ở Việt Nam bây giờ họ không nghĩ là Trung Quốc nó đểu, nó ác mà lúc nào cũng nói là tình anh em bằng hiểu...thế mới buồn.
    Tôi phải đối chiến tranh, song lại mong bọn Trung Quốc nó gây chiến một làn nữa để dân Việt Nam nhân cơ hội chống giặc ngoại xâm, đồng thời lật luôn chế độ này mà dựng một nhà Nước mới để mọi người dân được tự do. Song khó đó vì cái bọn Trung cộng nó mà gây chiến tranh diên rộng thì chính dân Trung Quốc họ cũng nổi dậy lật đổ cái nhà Nước thối tha của họ luôn va cũng đưa dân Trung Quốc tới tụ do, dân chủ. Thế mới khổ là dân Việt Nam nay sống dưới hai cái thòng lọng là bị nhà cầm quyền no o bế sống không được tự do, dân chủ, mà sống như kẻ... , một cái thòng lọng nữa là bị Trung Quốc nó đầu đọc đủ mọi thứ cũng chết dần chết mòn vì bệnh....
  • #1 Nguyen luat Phap : Hãy chặn đứng nọc độc của con rắn bành trướng bá quyền

    19-04-2016 23:48

    Những cái mồm như loại Mã Hiểu , Nghê lạc Hùng hay những con vẹt Hồng Lỗi ,Hoa xuân Oánh ,thậm chí Vương Nghị ... chỉ là những cái loa rè bẩn thỉu nói lại những ý đồ thâm hiểm của bè lũ bá quyền bành trướng Trung Quốc mà thôi . Ngay như tên đầu sỏ Trung Nam Hải cũng còn không che giấu nổi dã tâm bành trướng xâm lượ lãnh thổ ,lãnh hải của các nước láng giềng như Việt Nam ,Philippine ,Malaysia ,Brunei ...nhất là với Việt Nam . Lúc thì chúng phùng mang trợn má xua quân xâm lược trực tiếp như thời Mao trạch Đông ,Đặng tiểu Bình qua các cuộc xâm lược Hoàng Sa năm 1974 , xâm lược Biên giới phía Bắc năm 1979 ,xâm lược các bãi đá ngầm Gac Ma , Đá chữ Thập ... bằng các cuộc tàn sát hèn hạ các chiến sỹ hải quân Việt Nam tay không khí giới và còn bị những kẻ ma đầu ra lệnh "không kháng cự " giặc xâm lược khiến 64 chiến sỹ hải quân chế oan ức bởi sự tàn sát của lũ giặc khát máu . Nếu là một quốc gia có đạo lý ,có liêm sỉ thì chúng phải biết hành động hèn hạ đó là tội ác vi phạm những quy ước trong chiến tranh của Thế Giới .Nhưng với Trung Quốc chúng lại vênh vang trâng tráo coi đó là chiến thắng và không ngừng xuyên tạc sự thật đê hèn của chúng . Ngày nay với những hành động cùng những lời tuyên bố láo xược của ngay kẻ cầm đầu như Tập cận Bình về Biển Đông hay nhưng âm mưu thâm hiểm với những chiêu bài "con đường tơ lụa trên biển " hoặc những lời lừa mị 16 chữ vàng ,4 tốt ... hòng mê hoặc ,ru ngủ nhữ kẻ mơ hồ viển vông đặt niềm tin vào những kẻ thủ ác luôn mồm rêu rao kiểu "miệng nam mô bụng chứa một bồ dao găm " ,trong khi chúng không ngừng bồi đắp những đảo nhân tạo đã xâm lược được thành các căn cứ quân sự ,trang bị vũ trang tạo thế bao vây từ ngoài biển kết hợp với những lực lượng lao động trá hình tại hàng ngàn dự án trải dài khắp các tình thành từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau hay tạo cớ như những vụ "bài Hoa " năm 1978 ... để xâm lược Việt Nam . Để tránh những thảm họa từ những "đồng chí Trung Quốc " gây ra cho Tổ Quốc Việt Nam chúng ta thì con đường dúng đắn duy nhất là hãy tránh xa những cạm bẫy ,những miếng mồi độc mà "người bạn 4 tốt " đưa ra dụ nhử . Đồng thời phải ngay lập tức kết giao với những người bạn thật sự chân thành như Nhật Bản ,Ấn Độ ,Mỹ , Philipin....để tạo ra thế mạnh đoàn kết cùng khối đoàn kết toàn dân tộc chặn đứng và bịt miệng con rắn độc bành trướng bá quyền đang lăm le pha hoại tiến tới khống chế và xâm lược Tổ Quốc Việt Nam của chúng ta .
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo