Thế giới

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trong những hướng ưu tiên của Nga

Cập nhật lúc 16-07-2010 10:02:55 (GMT+1)

 

Chính sách của Nga tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải nhằm tới mục tiêu bảo đảm an ninh biên giới phía Đông của đất nước. Tổng thống Dmitry Medvedev đã phát biểu như vậy trong cuộc họp các đại sứ tại Bộ Ngoại giao Nga. Tổng thống nhấn mạnh rằng, những nguồn dự trữ vô hạn, trong đó có tiềm năng đầu tư và khoa học công nghệ cần thiết cho việc bảo đảm đời sống Xibiri và Viễn Đông, đang được tập trung trên không gian rộng lớn này. Ông cũng bày tỏ việc Nga chủ trương củng cố đối tác chiến lược với Trung Quốc, bảo đảm tiếp tục phát triển hợp tác với Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy liên lạc với Nhật Bản và các nước khác, trong đó có các quốc gia ASEAN.


Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trong những yếu tố ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga. Biểu hiện chứng tỏ điều này là sự tham gia tích cực của Nga trong các công việc khu vực, tập trung vào phát triển quan hệ hữu nghị với các nước tại đây. Là một bộ phận không tách rời của không gian châu Á - Thái Bình Dương, Xibiri và Viễn Đông Nga đang ngày càng tích cực tham gia vào hệ thống liên lạc kinh tế khu vực. Và hiện tại, theo lời Tổng thống Medvedev, đã tới lúc củng cố cả an ninh và hợp tác trên phương diện thực tế. Tổng thống Nga nói: "Hiện nay, chúng ta đang giải quyết những vấn đề tương hỗ với châu Á - Thái Bình Dương. Đó là khu vực phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, nếu chúng ta làm việc tại đây, phát triển nền kinh tế Viễn Đông, thì tất nhiên, chúng ta sẽ phải sẵn sàng tới việc bảo đảm an ninh cho các nước trong khu vực, không quên tính đến những yếu tố đang tồn tại".  

         Sẽ là thừa nếu nhắc rằng, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 3 cường quốc hạt nhân là Nga, Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ và Pakistan cũng sở hữu tiềm năng nguyên tử. CHDCND Triều Tiên thì tự tuyên bố mình là "quốc gia hạt nhân". Các nước trong khu vực đang tiếp tục tăng kho vũ khí thông thường, trước hết dành cho lực lượng không quân và hải quân. Theo một số đánh giá, đến năm 2020, các nước châu Á sẽ chiếm một phần tư tổng chi phí quân sự trên thế giới. Còn số tiền chi vào quốc phòng của Hoa Kỳ tính tới thời điểm này ngang bằng của tất cả các nước khác gộp lại. Đó là lý do vì sao khu vực này cần tới đối thoại mở và những biện pháp thực tế trong lĩnh vực an ninh. Những động thái ấy phải trung thành với nguyên tắc đầy đủ một cách thông minh trong xây dựng quốc phòng, tạo lập tính chất phòng ngự cho các học thuyết quân sự, củng cố sự tin cậy.

         Đường lối cải tiến kinh tế và  phát triển ứng nghiệm ở Xiberi và Viễn Đông của ban lãnh đạo Nga, có nhấn mạnh sự mở rộng hợp tác kinh tế với các nước láng giềng trong khu vực là một chính sách tích cực, cởi mở và thực tế. Ông Alexandr Torshin, Phó Chủ tịch Hồi đồng Liên bang, đồng thời lãnh đạo Ủy ban Nghị viện Nga về hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương đã phát biểu về điều này như sau: "Sự phát triển kinh tế rầm rộ của các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương và những mở rộng hợp tác của giới kinh doanh Nga với khu vực là hai nhân tố bổ sung lẫn nhau, xác định nâng cao khả năng và điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Nga tại đây".

Theo TNNN

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo