Thế giới

Mối quan hệ Anh- Trung quốc và những nghi ngờ về một kịch bản hạt nhân

Cập nhật lúc 20-08-2016 12:00:00 (GMT+1)
Ảnh telegraph.co.uk

 

Việc xây dựng nốt khu C của nhà máy điện hạt nhân tại Hinkley Point đã được coi là biểu tượng của việc xích lại gần nhau giữa Anh và Trung quốc, là điều vốn đã từng được chính phủ cũ tại London xúc tiến. Theo các thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm hoành tráng của Chủ tịch Tập Cận Bình tới London trong năm ngoái, khoảng một phần ba của toàn bộ chi phí lên tới 18 tỷ bảng của tập đoàn Pháp-Anh-Trung sẽ do Công ty Năng lượng Hạt nhân Trung quốc tài trợ (CGNPC)


Trong chính sách năng lượng, chính Trung quốc cũng đặt cọc vào năng lượng hạt nhân - hiện thời họ đã đưa vào sử dụng 34 nhà máy điện hạt nhân và 20 nhà máy khác đang được xây dựng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) dự tính sẽ xây từ 6 đến 8 nhà máy điện hạt nhân mỗi năm. Cùng với sự phát triển năng lượng hạt nhân trong nước, Trung quốc đang cố gắng trở thành nhà cung cấp kỹ nghệ hạt nhân cho toàn thế giới. Việc Trung quốc có mặt tại Hinkley Point chính là một bước đi quan trọng để biến các tham vọng này thành hiện thực.

Vì thế, tuyên bố mới của Thủ tướng Theresa Mayer chỉ vài ngày trước thời hạn ký kết các hợp đồng cần thiết, rằng nội các của bà đã quyết định sẽ xem xét lại toàn bộ dự án, đã là một gáo nước lạnh. Đại sứ Trung quốc tức khắc lên tiếng phản đối, rằng việc cản trở hay là hủy bỏ toàn bộ dự án sẽ mang lại hậu quả cho mối quan hê Anh - Trung, và bao gồm cả hàng loạt các khoản đầu tư khác đang trong dự kiến. Theo những ý kiến ủng hộ dự án này, việc "xem xét lại" sẽ là mối đe dọa đối với dòng đầu tư từ Trung quốc khi mà các nguồn đầu tư từ EU sẽ bị giảm thiểu do Brexit.

Có hàng loạt các phản đối từ lĩnh vực kinh tế cho đến môi trường đối với dự án này. Tuy nhiên tính bất ngờ trong quyết định của chính phủ Anh đã tức khắc dấy lên một nghi ngại rằng sự có mặt của Trung quốc trong một dự án năng lượng khổng lồ và việc họ sẽ tiếp tục có mặt để tham gia xây dựng một số lò phản ứng khác tại Anh sau đó, đã gây ra các lo ngại về mặt an ninh và dẫn tới quyết định nói trên. Năm ngoái, các cộng tác viên thân cận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày đó là bà Mayer, đã lưu ý đến các rủi ro có thể xảy ra khi họ cảnh báo đến các "cửa sau" giả định trong phần mềm của các lò phản ứng chế tạo tại Trung quốc, mà qua các "cửa sau" này Trung quốc sẽ có thể tắt đi từ xa phần chủ yếu của khâu sản xuất điện của nước Anh trong trường hợp có mâu thuẫn. Người phụ trách văn phòng Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Nick Timothy khi đó đã viết:

Với những người vẫn nghi ngờ xác suất của kịch bản này - công ty hạt nhân Trung quốc, một trong những công ty của nhà nước tham gia trong kế hoạch  sản xuất các lò phản ứng hạt nhân của Anh - đã tuyên bố trên trang web của mình rằng họ chịu trách nhiệm không chỉ cho việc gia tăng các giá trị tài sản của đất nước và sự phát triển cho xã hội, mà còn chịu trách nhiệm cho việc "xây dựng an ninh quốc gia".

Việc FBI tuần vừa qua trên hình thức đã buộc tội công ty Năng lượng Hạt nhân Trung quốc CGNPC, đã mang lại một góc nhìn mới về thảo luận giả định này. Theo các cơ quan chức năng Hoa kỳ, công ty này đã có hơn hai chục năm hoạt động gián điệp tại Mỹ, thông qua một công dân Mỹ gốc Đài Loan là Dr. Szuhsiung "Allen" Ho. Ông này nhiều phần đã lôi kéo được cả một mạng lưới gián điệp, và mạng lưới này đã tuồn cho công ty quốc doanh Năng lượng Hạt nhân Trung quốc mà cũng chính là chính phủ Trung hoa, những kỹ nghệ bí mật của Hoa Kỳ về năng lượng hạt nhân.

Theo tờ The Guardian, vụ này mang dáng dấp của một "tiểu thuyết gián điệp hiện đại". Người ta nói rằng Dr. Ho đã sử dụng một "ngân sách vô hạn" để lôi kéo điệp viên. Lời cáo buộc của FBI được đưa ra trên cơ sở của một trong các điệp viên đó và có tên Ching Ning Guey. Nhân vật này đã thú nhận với các nhà chức trách Hoa kỳ từ năm ngoái, cho đến tận bây giờ lời khai của ông ta vẫn còn được niêm phong kín tại tòa, trong khi FBI đã có buộc tội Dr. Ho và cả công ty Năng lượng Hạt nhân Trung quốc CGNPC. Điều đó có nghĩa là các cơ quan chức năng Hoa Kỳ đã được biết về sự việc này ít nhất đã cả năm trời. Do cộng tác chặt chẽ với Vương quốc Anh trong khuôn khổ của liên minh mang tên 5 con mắt (FVEY), nhiều phần, người Mỹ đã chia sẻ các nhận định của mình với nước Anh ngay từ khi đang đàm phán về Hinkley Point. Nội các Anh lúc đó hẳn đã quyết định bỏ qua tất cả các mối nghi ngờ này. Trong những ngày sắp tới hẳn họ sẽ phải trực diện với một câu hỏi cấp bách là ... tại sao.

Người dịch: Thanh Mai- vietinfo.eu

Nguồn: sinopsis.cz

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo