Thế giới

Nga: Tư hữu hóa không có nghĩa là chuyển hướng kinh tế

Cập nhật lúc 09-08-2010 05:04:17 (GMT+1)

 

Chương trình tư nhân hóa không đồng nghĩa chính sách kinh tế Nga đã có sự thay đổi. Trên thực tế kế hoạch này chỉ nhằm mục đích lấp vào khoảng trống thâm hụt ngân sách liên bang bằng cách bán cổ phần của 10 doanh nghiệp quốc doanh trong năm 2011 – 2013 mà thôi.


Cổ phần của các công ty quốc doanh dự định bán ra bao gồm 27,1% cổ phần của Công ty vận tải đường ống dẫn dầu Rosneft, 24,16% cổ phần Công ty dầu mỏ Nga, 24,5% cổ phần của Ngân hàng thương mại nước ngoài, 9,3% cổ phần của Ngân hàng dự trữ, 25% - 1 cổ phần của Công ty đường sắt Nga, 28,11% cổ phần của Công ty lưới điện liên bang, 9,38% cổ phần Công ty Ross Hydropower, 495 cổ phần Công ty thế chấp bất động sản, 49% cổ phần Ngân hàng nông nghiệp Nga và 25% bớt 1 cổ phần của Công ty thương thuyền Hyundai (Hyundai Merchant Marine). Dự tính doanh thu từ tư nhân hóa sẽ đạt 900 tỷ RUB, khoảng 30 tỷ USD.

Trước “làn sóng tư nhân hóa mới” đáng kinh ngạc này, có người thậm chí nghi ngờ rằng, chính sách kinh tế Nga đã thay đổi phương hướng. Kỳ thực, những sự ngạc nhiên và nghi ngờ này dường như là không cần thiết.

Trước tiến, tư nhân hóa là hành động điều tiết những quy định cho nền kinh tế thị trường của chính phủ Nga. Từ năm 2000 đến nay, chính phủ Nga vẫn luôn tích cực điều tiết nền kinh tế thị trường, phương hướng điều tiết vừa có lợi cho sự phát triển kinh tế thị trường, lại vừa có lợi cho sự ổn định xã hội, tư nhân hóa với quốc hữu hóa là phương pháp thông thường để Nga điều tiết nền kinh tế thị trường.

Theo luật ngân sách Nga, cơ sở ngân sách ngoài báo cáo ngân sách của tổng thống liên bang, còn có những dự đoán và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của chính phủ liên bang, mà tư nhân hóa và quốc hữu hóa là những nội dung quy định trong văn bản dự đoán và quy hoạch, là kế hoạch trong quá trình hoạch định ngân sách liên bang. Trước cuộc khủng hoảng từ năm 2000 đến năm 2008, do ngân sách liên bang liên tục dư thừa trong nhiều năm, không cần đến số tiền từ doanh thu tư nhân hóa, cho nên quy mô chương trình tư nhân hóa rất nhỏ.

Trong khi đó, Nga cũng tiến hành điều tiết kinh tế bằng cách quốc hữu hóa. Như trong năm 2005 – 2007, Công ty dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft và Công ty công nghiệp khí đốt Gazprom đã lần lượt thu mua Công ty dầu khí tư nhân Yukos và Công ty dầu mỏ Sibneft, với tổng số tài sản có liên quan là 40 tỷ USD. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, chính phủ liên bang Nga đã dùng ngân sách trực tiếp bơm vốn vào các công ty quốc gia và ngân hàng quốc doanh, tăng thêm tài sản của các doanh nghiệp nhà nước. Với điều kiện các công ty quốc doanh chuyển nợ thành cổ phần, mua lại nợ của những doanh nghiệp quan trọng đang lâm vào khó khăn, Cho nên, chương trình tư nhân hóa lần này của Nga không phải là ý tưởng mới mẻ thực chất nào, không đồng nghĩa chính sách kinh tế quốc gia đã thay đổi phương hướng.

Thứ hai, tư nhân hoá sẽ không ảnh hưởng đến cơ cấu quyền sở hữu của Nga. Trong số tài sản cố định Nga trong năm 2009, quyền sở hữu quốc gia chiếm 40%, trong đó, liên bang và chủ thể liên bang chiếm 22%, thể chế tự trị địa phương (tương đương với thành phố và đơn vị hành chính bên dưới) chiếm 18%. Trong các doanh nghiệp cả nước, do những năm gần đây đã thành lập một lượng lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên số lượng doanh nghiệp quốc gia giảm xuống còn 8,2%, nhưng số người thất nghiệp trong các công ty nhà nước vẫn chiếm tới 31,5% so với toàn bộ số người thất nghiệp của cả nước. Nga đã thông qua việc điều tiết tư nhân hóa và quốc hữu hóa nền kinh tế, từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ nói trên về cơ bản vẫn ổn định. Tài sản cố định quốc doanh của Nga là 1000 tỷ USD, chương trình tư nhân hóa trị giá 30 tỷ USD trong 3 năm lần này về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến cơ cấu quyền sở hữu của Nga.

Cuối cùng, tư nhân hóa cũng sẽ không ảnh hưởng đến năng lực điều tiết kinh tế của chính phủ Nga. Sau khi bán cổ phần quốc doanh theo tỷ lệ quy định, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại 10 công ty là 50% + 1 cổ đến 75% +1 cổ, Nhà nước sở hữu quyền kiểm soát cổ phần hoặc quyền kiểm soát tuyệt đối. Lần tư hữu này sẽ không làm suy yếu khả năng khống chống của Nhà nước đối với các công ty lớn, cũng sẽ không ảnh hưởng đến năng lực điều khống đối với toàn bộ nền kinh tế.


Ánh Hồng

Theo Ce/ Doanhnghiep Odessa

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo