Thế giới

Phân tích các nguyên nhân của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraina

Cập nhật lúc 03-03-2023 18:36:57 (GMT+1)
Putin trong bài phát biểu tại Sân vận động Luzhniki ở Moscow, ngày 18 tháng 3 năm 2022 (Sergei GUNEYEV / POOL / AFP / AF)

 

Một trong các câu hỏi lớn là tại sao lại xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Ucraina. Cho dù chúng ta biết nhiều về chủ đề Vladimir Putin, nhưng những năm gần đây quá trình ra quyết định ở điện Kreml rất khó biết đối với những người quan sát bên ngoài. Về tại sao lại có cuộc tấn công Ucraina chúng ta có thể kể ra các điểm sau mà có lẽ tổ hợp của vài thứ trong đó đã dẫn đến điều xảy ra hôm 24/2/2022.


Tham vọng đế quốc (Imperium)

Giới đứng đầu nước Nga coi việc xây dựng đế quốc như là một điều rất hiển nhiên. Không thể làm việc này nếu không sát nhập Ucraina thành một phần của nước Nga, hay ít nhất cũng phải điều khiển hoàn toàn được Ki-ép. Sau cuộc chiến tranh năm 2014-2015, Moskva hy vọng sẽ quản lý được nước Ucraina từ Donieck.

Dự định cụ thể của Kreml là nước Ucraina hoặc sẽ bị tê liệt bởi việc bị mất một phần lãnh thổ, hay là do khi thực hiện việc phải chấp nhận thỏa thuận Minsk – nó sẽ trở thành một liên bang, trong đó Moskwa qua các tay chân của mình ở Donieck và Ługańsk sẽ có tiếng nói quyết định. Khi mà mọi thứ chứng tỏ điều thứ nhất đã không xảy ra, và điều thứ hai không thực hiện được thì Moskwa hiểu rằng Ucraina chỉ có thể cai trị trực tiếp từ Ki-ép và do vậy họ đã tấn công Ucraina.

Hoài cổ và oán giận

Nước Nga do những người thế hệ của những năm 70 cầm quyền, đó là những người hoài niệm về Liên Xô. Việc thử phục hồi Liên bang Xô-viết đối với Putin và những người thân cận của ông ta là một thứ gì còn hơn cả việc thử phục hồi lại đế quốc.

Khi ta nghe các bài phát biểu kế tiếp nhau của tổng thống Nga, ta có thể có ấn tượng là sự oán giận cũng là một động lực không kém quan trọng của các hành động của ông, đồng thời rất thú vị là nỗi oán giận ấy không phải chỉ như đối với các kẻ thù mà cả với chính khối hậu thuẫn của mình. Có một yếu tố rất quan trọng cần biết để hiểu Putin là việc cả ông ta và những cộng sự gần gũi nhất của ông cũng không đạt được chức vụ gì lớn trong lực lượng an ninh thời Xô-viết.

Việc xây dựng lại Liên bang Xô-viết cũng là một kiểu để trả thù cho những người lứa tuổi 80 còn sống trong lớp lãnh đạo của KGB, những người hồi xưa đã nhìn Putin bằng cặp mắt coi thường và đồng thời, trong mắt ông ta, họ chính là những người đã góp phần hay ít nhất đã chấp nhận sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết.

Những kẻ phản bội

Một động cơ tiếp có thể là trong con mắt không chỉ của giới đứng đầu nước Nga mà cả trong mắt những người Nga bình thường thì Ucraina thật ra chưa bao giờ được coi là trở thành một quốc gia riêng biệt, đáng được tôn trọng và người dân Ucraina chưa bao giờ là một dân tộc khác biệt. Nước Ucraina, dù rằng về lý thuyết được Nga công nhận trong 30 năm qua chưa bao giờ được Nga cư xử nghiêm túc — trong một thời gian dài cả những người dân chủ ở Nga cũng coi như vậy.

Khát vọng của Ucraina muốn nhập vào Phương Tây thực chất được coi là một thứ gì đó như sự phản bội. Điều này giải thích vì sao có sự gay gắt và căm thù đặc biệt, và kết quả là vì sao có các tội ác chiến tranh như vậy của những người Nga. Là bởi vì người ta cư xử cách khác với những người lạ, và theo một cách khác với „người của mình” đã phản bội.

Việc già đi

Vladimir Putin, người trong nhiều năm là biểu tượng của sức mạnh và sức sống, đã bắt đầu già đi trông thấy. Các thông tin về bệnh tật của ông có thể hoàn toàn không đúng sự thật, nhưng cũng không thể loại trừ là ngay cả khi ông ta vẫn hoàn toàn khỏe mạnh thì đồng thời ông cũng phải cảm thấy là thời gian đang trôi đi.

Ngay chính điều này cũng có thể dưa tới việc ra quyết định tấn công Ucraina. Putin, không nghi ngờ gì, là một người thông minh và ông phải hiểu là ông không đủ sức cải tạo chính nước Nga. Và nếu vậy, cái gì sẽ là di sản ông để lại? "Việc giành lại" Ki-ép sẽ là cái mà nhà độc tài đang già đi có thể có cảm giác là mình đã đạt được một điều gì đó.

CIA

Một đặc điểm đặc trưng nhất của giới cầm quyền Nga đương thời là hoàn toàn không tin vào bất cứ một quá trình xã hội nào bắt đầu từ dưới lên. Nói một cách khác, cả Putin lẫn những người thân cận ông có thể thực sự tin rằng Majdan ở Ucraina do CIA tổ chức.

Và nếu vậy thì theo lo-gic, mọi thứ diễn ra tiếp theo ở Ucraina cũng là tác phẩm của CIA và do vậy nó là tồi tệ và đáng ngờ. Hơn nữa, nếu các thay đổi ở Ki-ép đã xảy ra do kết quả của một âm mưu thì hoàn toàn có thể và cần phải "lật lại" nó bằng vũ lực.

Băng đảng Petersburg

Một trong những điều ta lầm tưởng liên quan đến Vladimir Putin là ông ta đã tổ chức ra một nhóm lãnh đạo gồm những người trong sạch, khác với những người xung quanh Borys Jelcyn là họ không lấy cắp tài sản của nước Nga.

Trong thực tế thì điều ấy không có. Nhóm của Putin và chính Putin cũng lấy cắp chả kém, mà còn hơn trước, chỉ có điều là theo cách khác mà thôi. Vấn đề giơ flaf ở chỗ ở Nga giờ không còn gì để lấy nữa. Đồng thời sự thèm ăn của các cánh khác nhau ở điện Kreml chưa được thỏa mãn mà lại còn tăng lên nữa. Việc chiếm đươc Ucraina đồng nghĩa với việc Putin có các nguồn lớn mới để chia.

Hiệu ứng Tesla

Cuộc cách mạng công nghệ làm cho giới lãnh đạo Nga hiểu là giai đoạn thu nhập siêu cao do bán các nguyên liệu năng lượng đang dần dần kết thúc. Nói một cách khác, nước Nga giờ sẽ chỉ yếu đi. Nếu vậy thì triển vọng cho phép nghĩ về các cuộc chinh phục lớn mới cũng sẽ teo lại.

Vladimir Pastuchow, một trong những nhà phân tích hàng đầu chính trị Nga đang sống lưu vong ở Ondon đã nhiều lần khẳng định trong những bài phát biểu công khai của mình là nguyên nhân của cuộc tấn công Ucraina là hoàn toàn khác với tất cả những thứ đã được nêu ra cho đến nay.

Theo đánh giá của ông thì cách thức Putin hóa trong những năm gần đây việc Putin hóa đã càng ngày càng cạn kiệt và Putin phải tìm ra một cớ để thay đổi chủ nghĩa độc đoán mềm dẻo sang độc tài cứng rắn. Chiến tranh là một cơ hội lý tưởng để làm việc này, đồng thời trong thực tế, nếu ta nhìn kỹ tình hình nội bộ nước Nga thì ta thấy rõ là nhân tình hình chiến tranh, mặc dù số đông người Nga ủng hộ hoàn toàn việc đánh Ucraina, thì chiếc lò-so đàn áp đã bắt đầu được vặn lên theo một cách chưa từng có.

Chủ nghĩa dân tộc

Tất cả các nghiên cứu về dư luận do Trung tâm độc lập Lewada chứng tỏ rằng đại đa số người Nga (gần 80%) ủng hộ cuộc chiến và sự đánh giá về chính Putin đã tăng sau khi bắt đầu cuộc chiến. Do vậy vấn đề không chỉ ở Putin mà cả ở những người Nga nữa, điều này trong một chừng mực nào đấy cũng có thể giải thích cho vụ tấn công vào Ucraina.

Một điểm đặc trưng của các băng ghi âm các tù binh Nga do phía Ucraina công bố trong giai đoạn đầu cuộc chiến cho thấy trong số họ có rất nhiều nhân viên của OMON, tức cơ quan tương tự với ZOMO trước đây của Ba Lan.

Nói một cách khác, người Nga, như mọi thứ cho thấy, là họ thực sự tin rằng khi tấn công vào Ucraina thì họ chỉ phải làm tăng tốc độ của các cuộc biểu tình lên thôi, chứ không phải đánh nhau với quân đội chính quy.

Vậy không loại trừ rằng Vladimir Putin đã xa rời thực tế đến mức khi bắt đầu cuộc chiến tranh ông ta đã không nói dối hoàn toàn khi gọi nó là "chiến dịch quân sự đặc biệt". Ông ta có thể thực sự đã nghĩ rằng nó chỉ là chiến dịch quân sự như vậy, mà không phải là cuộc chiến tranh như hiện nay. Điều mà con người bị giết trong thời gia ấy hiển nhiên là không có ý nghĩa gì đối với Putin cả. Tổng thống Nga cũng đã ra các lệnh giết người trước đó rồi.

Because I could (Vì tôi có thể làm)

Tổng thống Bill Clinton, khi được Dan Rather hỏi trong một bài phỏng vấn nổi tiếng cho CBS là tại sao ông ta lại có quan hệ tình dục với cô Monica Lewinsky đã bác lại là: "vì tôi có thể". Phương Tây trong nhiều năm đã cho phép Putin làm các hành động bạo lực, chiến tranh, ám sát, các hành động tác động lên bầu cử liên tiếp và chưa bao giờ có phản ứng cứng rắn đã làm cho nhà lãnh đạo Nga ngày càng tự tin là cả lần này nữa ông ta cũng chả sao cả.

Cái lý do cuối cùng này để mà hôm 24/2/2023, Nga đã tấn công Ucraina là đáng buồn nhất, bởi vì tội không chỉ ở Putin, nước Nga, người Nga, người Đức, người Pháp và những người các nước khác mà cả người Ba Lan chúng ta. Chúng ta không muốn tin vào điều đó, tôi cũng vậy nhưng chúng ta không phải là không có lỗi, chỉ cần nhắc lại ở đây về các cuộc tranh cãi vô vị nội bộ Ba Lan về chính sách cho phía Đông cùng với việc không có tranh luận gì về chủ đề này.

Tác giả: WITOLD JURASZ
Người dịch: Nguyễn Hữu Viêm
https://wiadomosci.onet.pl/swiat/witold-jurasz-11-przyczyn-ii-wojny-rosji-z-ukraina-analiza/ef6eyr3
Nguồn: Queviet.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo