Thế giới

Sức mạnh Trung Quốc xuyên thủng chiến sự Trung Đông

Cập nhật lúc 23-07-2017 18:31:50 (GMT+1)
Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đầu tuần này đã đến thăm Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

 

Trung Quốc đang dần tăng cường các nỗ lực kinh tế, chính trị và ngoại giao của mình ở Trung Đông


Trung Quốc đang dần tăng cường các nỗ lực kinh tế, chính trị và ngoại giao của mình ở Trung Đông, một khu vực chủ yếu do Hoa Kỳ chi phối trong những năm gần đây. Theo chuyên gia Stanislav Tarasov, Bắc Kinh muốn thực hiện chính sách độc lập của mình trong khu vực  này.

Đầu tuần này, nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đã đến thăm Trung Quốc và đã có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, để thảo luận các giải pháp cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Trong cuộc hội đàm với ông Tập, ông Abbas bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong các nỗ lực hòa bình ở Trung Đông. Về phần mình, nhà lãnh đạo Trung Quốc tái khẳng định sự hỗ trợ của Trung Quốc và khẳng định cam kết của Bắc Kinh đối với giải pháp hai nhà nước đối với Israel và Palestine.

Chủ tịch Tập cũng đề xuất thiết lập một cơ chế đối thoại ba bên liên quan đến Trung Quốc, Palestine và Israel để hỗ trợ và tăng cường các nỗ lực hòa bình trong khu vực.

Xu hướng lớn

Theo Sputnik, sự tham gia của Trung Quốc vào cuộc xung đột giữa Palestine và Israel phản ánh một xu hướng lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Ji Kaiyuan, một chuyên gia cao cấp tại Đại học Tây Nam Trung Quốc, cho biết trong những năm gần đây Trung Quốc nổi lên là một trong những sức mạnh chủ chốt trên trường quốc tế và do đó có ý định và nghĩa vụ tham gia giải quyết hòa bình các xung đột.

"Là một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có tiềm năng thực hiện nhiều sáng kiến khác nhau để tìm ra một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Đồng thời, những nỗ lực như vậy sẽ làm tăng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc, "Ji nói với Sputnik Trung Quốc.

Stanislav Tarasov, một nhà phân tích chính trị và là chuyên gia về nghiên cứu Trung Đông, nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã "thực hiện một động thái chính trị mạnh mẽ" nhằm thúc đẩy ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Bắc Kinh ở Trung Đông.

Tarasov nói với Sputnik Trung Quốc: "Cuộc xung đột Israel-Palestine chỉ là một ví dụ. Các quốc gia trong khu vực khác cũng sẽ cố gắng lôi kéo Trung Quốc vào các nỗ lực giải quyết vấn đề, và Trung Quốc đang bước vào Trung Đông với lợi ích riêng của mình.

Theo chuyên gia này, mục tiêu ưu tiên của Bắc Kinh là mở rộng sự hiện diện kinh tế ở Trung Đông.

"Mỹ đã giảm ảnh hưởng về kinh tế trong khu vực, tuy nhiên, vẫn giữ được sự hiện diện của quân đội. Trung Quốc có rất nhiều tiền và đang cần những điểm đến mới cho đầu tư. Điều này tạo cho Bắc Kinh một lợi thế lớn. Do đó, các quốc gia Trung Đông sẽ chuyển hướng chính sách đối ngoại của họ từ Mỹ sang Trung Quốc ", Tarasov chỉ ra.

Ông nói rằng việc định hướng lại chính sách đối ngoại này "sẽ mất nhiều thập kỷ", tuy nhiên, các nước Trung Đông đã có thể sử dụng "quân bài Trung Quốc" trong khi tiến hành thương lượng với Mỹ hay châu Âu.

"Họ hiểu rằng họ sẽ phải thu hút các nguồn lực từ Trung Quốc vì lợi ích của họ," Tarasov kết luận.

Nhu cầu bức thiết

Hiện tại, theo Reuters, các nhà ngoại giao nhận định rằng Trung Quốc đang cố gắng đóng vai trò là "nhà môi giới trung thực" ở Trung Đông – khu vực vốn có nhiều rủi ro với Bắc Kinh về tình hình phức tạp và nước này cũng chưa có nhiều kinh nghiệm điều hòa các căng thẳng tôn giáo và chính trị thường xuyên trong khu vực.

Do đó, việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng nhằm cải thiện việc thiếu sự hiện diện lịch sử tại khu vực này như người Mỹ hoặc châu Âu. Trước đó, các đại sứ Trung Quốc thường đến thăm Israel và Palestine khi nước  này đang phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu mỏ tại khu vực.  Trung Quốc trước đây cũng có quan hệ tốt với người Israel, Reuters cho biết.

Ông Tập đã nói với Thủ tướng Benjamin Netanyahu vào tháng ba rằng sự chung sống hoà bình giữa Israel và Palestine sẽ tốt cho cả hai bên và khu vực, và điều này được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng có mối quan hệ thân thiện với Iran – khi chương trình tên lửa của nước này đang vấp phải sự chỉ trích từ phía Mỹ, phương Tây và các cường quốc đối trọng khu vực như Saudi Arabia hay Israel.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/7 cho biết Bắc Kinh sẵn sàng thực hiện các hành động chung với các đối tác khu vực để tìm cách giải quyết chính trị về cuộc khủng hoảng Libya.

"Trung Quốc đã sẵn sàng để tiếp tục thúc đẩy các giải pháp chính trị ở Libya cùng với các đối tác trong khu vực", Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết sau khi các cuộc hội đàm với người đồng cấp Tunisia Khemaies Jhinaoui.

Bên cạnh việc tăng cường quyền lực mềm tại Trung Đông, Trung Quốc cũng hi vọng một khu vực này hòa bình để làm giảm dòng người thiểu số Uighur, cộng đồng người Hồi sống ở khu vực Tân Cương, tới Syria và Iraq để tham chiến với các nhóm khủng bố ở đây.

Nguồn: An Bình/ Sputnik, Reuters/ toquoc.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo