Thế giới

Trung Quốc giết nguồn kín, tổn hại CIA

Cập nhật lúc 21-05-2017 06:05:40 (GMT+1)
Cảnh sát Trung Quốc canh gác ngoài văn phòng đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Bắc Kinh

 

Khoảng gần 20 mật thám của CIA đã bị giết hoặc bắt giam bởi chính phủ Trung Quốc từ 2010 đến 2012, theo như tờ New York Times, làm tổn hại đến hoạt động tình báo của Hoa Kỳ tại nước này trong nhiều năm.


Hiện không rõ CIA đã bị tấn công hay một gián điệp đã giúp Trung Quốc phát hiện danh tính các mật thám, các quan chức nói với tờ Times.

Họ nói rằng một viên mật thám đã bị bắn chết trong sân của một tòa nhà chính phủ như một lời cảnh cáo.

Bốn cựu nhân viên CIA nói với tờ báo rằng nguồn thông tin bên trong chính phủ Trung Quốc bắt đầu cạn kiện dần trong năm 2010. Các mật thám viên lại bắt đầu mất tích đầu 2011.

CIA và FBI đã bắt tay vào điều tra các sự kiện mà một nguồn nói bí danh là Honey Badger.

Tờ báo này nói cuộc điều tra này tập trung vào một cựu mật thám của CIA nhưng không có đủ bằng chứng để bắt giữ ông ta. Hiện ông ta đang sống ở một quốc gia châu Á khác.

Năm 2012, một quan chức tại bộ quốc phòng Trung Quốc đã bị bắt giữ vì nghi ngờ làm gián điệp cho Mỹ. Ông được cho là bị lừa để gia nhập vào CIA. Không có cuộc điều tra nào khác được công bố với công chúng trong thời điểm đó.

Matt Apuzzo, một phóng viên của tờ New York Times điều tra vụ việc này nói với BBC:

"Một trong những điều thật sự đáng lo ngại là chúng ta vẫn thực sự không biết điều gì đã xảy ra.

"Có một sự chia rẽ trong nội bộ chính phủ Mỹ về việc liệu là do một nội gián hay là vấn đề kĩ năng, rằng các viên mật thám đã sơ hở và bị phát hiện, hay là Trung Quốc đã đột nhập vào hệ thống."

Một vài năm sau, vào 2015, CIA triệu hồi các nhân viên khỏi đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi có một vụ tấn công mạng được cho là do Trung Quốc đứng đằng sau đã làm tiết lộ hàng triệu nhân viên chính phủ Mỹ.

Năm ngoái, Trung Quốc cảnh báo nhân viên chính phủ nên đề phòng gián điệp - và không nên có mối quan hệ tình cảm với họ

Sự biến mất của nhiều gián điệp đã làm tổn hại đến một hệ thống phải mất nhiều năm để xây dựng và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tình báo nhiều năm tới, khiến ngay cả trong nội bộ chính phủ Obama cũng đặt câu hỏi tại sao hoạt động tình báo đã bị chậm lại.

Các quan chức nói đây là một trong những lỗ hổng an ninh tồi tệ nhất trong những năm gần đây.

Năm 2013, chính phủ Trung Quốc lại mất khả năng định dạng các mật thám Hoa Kỳ, và CIA tiếp tục tái thiết lập hệ thống tình báo.

Ông Apuzzo nói thêm: "Trong nhiều năm Trung Quốc và Hoa Kỳ luôn giáp công trong trận chiến tình báo sau hậu trường. Khi điều tra về vụ việc này, chúng tôi cũng phát hiện ra tình báo Trung Quốc đã thâm nhập vào tiền đồn của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tại Đài Loan.

Chính phủ Trump đã bổ nhiệm Terry Branstad, thống đốc bang Iowa, làm đại sứ Trung Quốc nhưng ông vẫn chưa chuyển đến Bắc Kinh.

Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, không đưa ra lời bình luận nào, nhưng trong một thông cáo báo chí gần đây, ông đề cập đến "đà phát triển tích cực mà cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều đang tận hưởng."

Nguồn: BBC

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo