Tin tức

Châu Âu đang dần rơi vào khủng hoảng của Mỹ 3 năm trước

Cập nhật lúc 19-07-2011 11:38:26 (GMT+1)
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet (ảnh: Reuters).

 

Nếu Eurozone không cứu được Hy Lạp, các ngân hàng châu Âu sẽ vỡ nợ, chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet cảnh báo. Theo ông, ECB sẽ không đứng ra cứu trợ, điều đó khiến EU rơi vào cuộc khủng hoảng tương tự Mỹ 3 năm về trước, khởi đầu suy thoái kinh tế toàn cầu.


 

“Các chính phủ phải định hướng đúng và đối xử với đồng euro với tư cách là đồng tiền chung,“ Trichet cho biết trên tờ Financial Times của Đức. Theo ông, mỗi chính phủ phải có cùng tiếng nói trong các vấn đề về khủng hoảng.

Eurozone bế tắc

Thứ năm tới, 21.7.2011, Eurozone lại có cuộc họp về các vấn nạn và nguy cơ của khoản nợ quốc gia ở Ý và Hy Lạp. Hy Lạp đã nhận thêm 12 tỷ euro từ gói cứu trợ, nhưng như vậy vẫn chưa đủ và không biết đến bao giờ sẽ đủ. Điều này có thể khởi đầu cuộc khủng hoảng tiền tệ trên toàn EU.

Hy Lạp đã tiến hành chính sách tiết kiệm kinh hoàng, tuy nhiên, Eurozone vẫn chưa thoả thuận được chương trình cứu trợ kế tiếp. Họ chỉ cho biết có thể kéo dài thời hạn của các loại trái phiếu hoặc sử dụng Quỹ cứu trợ (EFSF) để mua lại chúng. Ý, nước có số nợ lớn thứ hai trong Eurozone cũng đã thông qua chương trình tiết kiệm tương tự.

dômin vỡ nợ EU

Hy Lạp và Ý sẽ tạo hiệu ứng domino cho khủng hoảng tiền tệ ở EU?

Ngân hàng sụp đổ hàng loạt

Nếu các nước này cũng như Eurozone không tìm ra giải pháp, khủng hoảng tương tự tình cảnh ở Mỹ 3 năm về trước rất có thể sẽ xảy ra. Các ngân hàng sẽ vỡ nợ hàng loạt.

Theo kết quả kiểm tra sức bền do Ban ngân hàng châu Âu tổ chức với 91 ngân hàng châu Âu, 8 trong số đó có nguy cơ không đứng vững được trước khủng hoảng. 5 ngân hàng là của Tây Ban Nha, 2 của Hy Lạp và 1 của Áo. Eurozone vì thế đã tính đến việc phải tăng Quỹ cứu trợ để đối phó, song họ vẫn chưa có những phương án cụ thể.

Nếu Hy Lạp vỡ nợ, Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB sẽ không mua lại trái phiếu Hy Lạp cứu họ, đó là lời cảnh báo của chủ tịch Jean-Claude Trichet. Khi đó, Eurozone phải đối đầu với nó một mình mà theo chính phủ Đức, các nhà đầu tư tư nhân phải cùng tham gia giải nợ đến 30 tỷ eur.

Lời cảnh báo này có hiệu lực với bất kể quốc gia nào, nghĩa là cả Ý, Tây Ban Nha, Ireland hay Bồ Đào Nha. Ông cũng đồng ý với sự tham gia cứu trợ của ngân hàng tư nhân, kể cả khi với họ đó là khoản đầu tư không có lãi, hoặc có thể mất trắng. “Ở đâu trên thế giới cũng vậy, phía tư nhân có thể tham gia tốt nhất bằng các đầu tư và tư nhân hoá để đưa thị trường kinh doanh phục hồi nhanh nhất,“ Trichet cho biết.

Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói về sự tham gia giải nợ của giới đầu tư.

Trông chờ vào các nhà đầu tư

Phía Đức lại không bằng mọi giá phải thực hiện phương án này, cũng không phủ nhận sự quan trọng của nó. Thủ tướng Angela Merkel còn cho biết sẽ từ chối tham dự cuộc họp vào thứ năm tới ở Brusel nếu Eurozone không có phương án cứu trợ nào cụ thể.

Trong thời gian vừa qua, các đại diện Eurozone đã có cuộc đối thoại với các nhà đầu tư, tuy nhiên, họ không đi đến quyết định nào. Vẫn chưa thể rõ, sự tham gia của họ sẽ nhưng thế nào, nhưng một điều chắc chắn rằng, họ phải tham gia tự nguyện, nếu không các hãng đánh giá kinh tế sẽ hạ điểm của Hy Lạp và như thế rất khó cứu chữa.

Các biện pháp như mua lại trái phiếu Hy Lạp hay kéo dài thời hạn của nó cũng được nhắc đến, nhưng không đi tới một kết quả nào. “Càng kêu gọi sự tham gia của tư nhân thì chúng ta càng không phải sử dụng các phương án khác. Nhưng vẫn phải tính tới mọi khả năng. Hy Lạp bây giờ phải làm được các trách nhiệm của mình để giới đầu tư tham gia giải nợ, đó là quan trọng nhất,“ thủ tướng Angela Merkel cho biết quan điểm của mình.

Nhật Huyền – vietinfo.eu

iHned, Novinky

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo