Tin tức

Chuỗi sự kiện tài chính đáng nhớ trong năm 2009

Cập nhật lúc 25-12-2009 14:40:29 (GMT+1)

 

Năm 2009 với những sự kiện tài chính khẳng định nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa qua được cơn bĩ cực, sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ đang và sẽ ảnh hưởng đến bức tranh nền kinh tế toàn cầu. Thế giới sẽ phải đón chào năm 2010 trong khi các bài toán nan giải về nền kinh tế còn chưa giải quyết. Dưới đây là chuỗi các sự kiện tài chính nổi bất trong năm 2009.


Kinh tế thế gii “bc nhược” nht sau Thế chiến II

Cơn sóng thần tài chính “trăm năm có một” đã để lại cho bức tranh kinh tế thế giới những dấu ấn khó phai mờ. Từ khi bùng nổ khủng hoảng tài chính, các nền kinh tế lớn trên thế giới lần lượt rơi vào suy thoái, đặc biệt tình trạng “rơi tự do” của kinh tế Mỹ. Kéo theo đó là sự co hẹp quá mức của thị trường tín dụng, giá cả hàng hóa giảm sút, nhu cầu tiệu thụ bị thu hẹp, cung cầu bị kiềm chế một cách đáng kể.

Khủng hoảng tài chính không chỉ khiến cho nền kinh tế toàn cầu đi chệch theo quỹ đạo, mà sức tàn phá của nó nặng nề tới mức hiếm thấy trong lịch sử. Hơn 10 năm trước đây, khủng hoảng tiền tệ tại châu Á đã khiến cho tăng trưởng của kinh tế Thế giới lùi lại hai phần trăm điểm, nhưng dưới góc nhìn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sức tàn phá của cuộc khủng hoảng tài chính lần này đã khiến tăng trưởng kinh tế thế giới lùi lại 5 phần trăm điểm (khiến cho mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu từ 3,7% của năm 2008 giảm xuống còn -1,1% vào năm 2009, mức tăng trưởng thấp nhất kể sau Thế chiến II). Các số liệu kinh tế của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD càng bi quan hơn khi dự đoán mức tăng trưởng là -1,7%, còn Liên Hợp Quốc thì cho rằng mức tăng trưởng này sẽ là - 2,2%.

Mặc dù kể từ quý II/2009,  sự phục hồi của nền kinh tế bắt đầu mạnh dần nhưng đến năm 2010, kinh tế thế giới vẫn chỉ là “mò mẫm đi trong sương mù”, với các vấn đề nghiêm trọng như tỷ lệ thất nghiệp cao, con số thâm hụt ngân sách không ngừng tăng lên, áp lực về lạm phát ngày càng nghiêm trọng, chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi, đói nghèo gia tăng,..

Gã khổng lồ trong ngành ô tô toàn cầu đối mặt với mùa đông lạnh nhất

Nếu khai phá “đống hoang tàn” của khủng hoảng tài chính, chúng ta sẽ nhận thấy sự lung lay sắp đổ của gã khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô. Những điều “nhìn thấy mà đau lòng” chính là General Motors trong một thời gian dài thống trị thế giới, từ lâu luôn là một tượng đài vĩ đại trong ngành ô tô toàn cầu nhưng cấu trúc bên trong lại chỉ là một “nền tảng lỏng”.

Trước sự tấn công của cơn bão tài chính, xe hơi không bán được, tiền vay không trả được, GM đã quyết định nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào thời khắc cuối cùng. Sau khi bị đóng cửa, bán đi những mạng lưới tiêu thụ, và đem những thương hiệu nổi tiếng ra đấu giá, GM mới có thể tái sinh. Kịch bản của GM cũng bị lặp lại với “đại gia” Chrysler.

Những hãng ô tô lớn rơi vào chấn động cũng là lúc khiến cho thị trường lao động của Mỹ một phen hãi hùng, trong đó sự phá sản của GM đã kéo theo 1,3 triệu người Mỹ mất việc làm, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên một phần trăm điểm.

Chính sách tài chính M và nhng l hng ln nht

Đối với nước Mỹ mà nói, năm 2009 là một năm “đáng nhớ”. Năm 2009 thâm hụt ngân sách của Mỹ ghi mức kỷ lục là 1.420 tỷ USD, tăng gần 100 tỷ USD so với năm tài khoá 2008.

Con số thâm hụt ngân sách này tương ứng với 10% trong tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Mỹ - mức cao nhất trong lịch sử của kinh tế Mỹ.

Năm tài khóa mới bắt đầu, lịch sử lại được viết lại, khi trong tháng 10/2009, thâm hụt ngân sách Mỹ vẫn là tháng cao nhất. Tính cho đến tháng 11, thâm hụt ngân sách Mỹ đã có 14 tháng tăng liên tục – đây cũng là một kỷ lục. Trong 50 bang của Mỹ, có 48 bang của Mỹ xuất hiện tình trạng thâm hụt ngân sách – đây cũng được coi là một kỷ lục.

Trong những năm gần đây thâm hụt ngân sách Mỹ không ngừng tăng lên, trên thực tế đó chính là những lỗ hổng trong các chính sách tài chính của Mỹ. Theo các số liệu liên quan thì trong năm tài chính 2009, Chính phủ Mỹ đã chi tiêu lãng phí hơn 98 tỷ USD tiền đóng thuế của người dân.

Vào năm 2010, nước Mỹ cũng khó có thể rút lui ngay các chính sách kích thích kinh tế. Với những con số chi ra cho chương trình cải cách y tế lớn, gửi thêm quân tới Afghanistan đều khiến những người dân Mỹ đóng thuế đau đầu. Trong một thời gian ngắn Chính phủ Mỹ khó có thể bước ra khỏi những khó khăn về thâm hụt ngân sách.

Trung Quc b tiến hành điu tra bán phá giá mnh nht

Năm 2004, Canada lần đầu tiên tiến hành điều tra bán phá giá với mặt hàng là thịt lợn của Trung Quốc, cho đến tháng 11/2009, Trung Quốc đã bị tiến hành 37 cuộc điều tra bán phá giá, trở thành quốc gia bị tiến hành điều tra bán phá giá nhiều nhất thế giới trong bốn năm qua.

Trong đó, từ tháng 11/2006 cho đến nay, Mỹ đã tiến hành 23 cuộc điều tra bán phá giá với hàng Trung Quốc, đặc biệt là từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chỉ riêng trong năm 2009, Mỹ đã tiến hành 10 cuộc điều tra bán phá giá với Trung Quốc, nổi bật nhất là vụ đánh thuế nặng đối với lốp xe Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng, nước này chính là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của chủ nghĩa bảo hộ thương mại!

Argentina cũng là một trong những quốc gia tiến hành các biện pháp điều tra chống bán phá giá mạnh nhất trên thế giới, trong khi đó Trung Quốc là một trong những nước chịu những điều khoản điều tra bán phá giá của Argentina mạnh nhất. Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một phần tư những cuộc điều tra chống bán phá giá của Argentina chủ yếu là đối với các sản phẩm của Trung Quốc.

Triu Tiên có đồng tin mi

Từ ngày 30/11, đồng tiền cũ của Triều Tiên được thay thế bằng một đồng tiền mới. Tỷ giá đồng tiền cũ và đồng tiền mới là 100:1. Đây là lần đầu tiên Triều tiên thay đổi tiền tệ kế từ năm 1992.

Sau khi Chính phủ Triều Tiên tuyên bố ban hành đồng tiền mới, giá cả hàng hóa leo thang khiến cho người dân phẫn nộ và dẫn đến biểu tình. Để tránh tình hình xấu xảy ra Chính phủ nước này đã quyết định ban hành lệnh giới nghiêm.

Chính phủ nước này cũng hạ lệnh, hạn chế các khoản tiền gửi trong ngân hàng, số tiền gửi vào ngân hàng sẽ hạn chế trong mức từ 300.000 đến 3 triệu Won. Ngoài ra, Ngân hàng Triều Tiên cũng quy định người dân không thể rút tiền bất cứ lúc nào, điều này khiến cho dân chúng càng thêm phân nộ.

Dubai bùng n khng hong các khon n

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, vụ “nhà giàu khất nợ” của Dubai lại một lần nữa gây "sốc" cho ngành tài chính toàn cầu.

Sự việc của Dubai xảy ra bất ngờ, khiến cho thị trường tài chính toàn cầu một phen rúng động. Nhưng nếu ghép lại các sự kiện chúng ta sẽ thấy một xâu chuỗi khá logic về việc khủng hoảng kinh tế vẫn chưa kết thúc và tiến trình phục hồi của nền tài chính toàn cầu vẫn còn đang kéo dài.

Trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu, so với các nước khác sản lượng dầu mỏ của Dubai lại không nhiều nên khu vực tài chính này không thể khôi phục lại giai đoạn tích lũy đủ vốn để hoàn trả những khoản nợ. Điều này có thể hiểu rằng khủng hoảng tài chính đã có "tác dụng" trong việc kích hoạt cho những khoản nợ của Dubai được dịp bùng nổ.

Âu – M gii hn tin lương mc cao nht

Sau khi khủng hoảng tài chính xuất hiện, các nhà lãnh đạo Phố Wall – những kẻ “làm rầu nồi canh” đã vấp phải những lời chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều phía. Việc họ ngang nhiên nhận mức lương cao ngất trời trong bối cảnh cả thế giới đang chìm trong khủng hoảng kinh tế đã khiến công chúng thế giới vô cùng bất mãn.

Hành động này đã gây phẫn nộ trong lòng công chúng, tại châu Âu, hai nước Pháp, Đức đã giương cao ngọn cờ “hạn chế chặt tiền lương”, đồng thời không ngừng kêu gọi Liên minh châu Âu xác định giới hạn chung.

Về phía Mỹ, mặc dù Tổng thống Mỹ B. Obama hồi đầu năm có nói sẽ ban hành lệnh hạn chế tiền lương, nhưng kết quả thu được lại rất nhỏ. Trong năm 2009, chính phủ buộc phải bổ nhiệm luật sư Kenneth Feinberg làm quan chức giám sát lương thưởng, lập quy tắc lương thưởng cho lãnh đạo cấp cao. Cuối tháng 10, vị quan chức này đã ban hành lệnh hạn chế lương mới cho 7 doanh nghiệp nhận được tiền cứu trợ từ chính phủ. Không lâu sau, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã gửi một tối hậu thư cho Phố Wall rằng, vào đầu năm sau phải  đệ trình kế hoạch cải cách tiền lương.

Mặc dù việc hạn chế tiền lương có ý nghĩa tích cực đối với việc tăng cường trách nhiệm xã hội của các cơ quan tài chính, quy phạm việc quản lý rủi ro của thị trường, nhưng làn sóng hạn chế lương thưởng tại Âu – Mỹ đang mang màu sắc chính trị, hơn nữa liệu có nó thể đạt được mục tiêu như mong muốn hay không còn khiến nhiều người nghi ngờ. Việc làm thế nào để hạn chế lương thưởng một cách cụ thể là một điều khó khăn vì từ lâu nội bộ EU đã có sự bất đồng. Đối mặt với “lý luận bảo hộ chất xám”, ông Kenneth Feinberg khi ban hành lệnh cũng phải “suy xét nhiều khía cạnh”. Theo tiết lộ của giới truyền thông, sau khi có ít nhất 15 vị lãnh đạo tại tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ AIG bị đe dọa cách chức, ông Feinberg đã dự định nới lỏng hạn chế lương thưởng đối với AIG. Rất nhiều đại gia tài chính sau đó đã lo trước tính sau, sẵn sàng đi theo tính toán riêng của mình. Việc này khiến cho trò chơi chính trị liên quan đến lương thưởng chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục.

T l tht nghip đạt mc cao nht

Hậu quả của cơn bão tài chính cũng đã đẩy nền kinh tế thế giới vào những cơn sóng to gió lớn, các nhà hoạch định chính sách của Âu – Mỹ bắt đầu đồng lòng quyết tâm kích thích kinh tế phục hồi, khôi phục lòng tin của thị trường, nhưng lại bỏ qua một căn bệnh mãn tính trong nhiều năm, chỉ đến khi nó ảnh hưởng xấu tới sự ổn định chính trị của các nước và sự phục hồi kinh tế của toàn cầu, thế giới mới bắt đầu tập trung “bắt mạch kê đơn”. Căn bệnh này chính là vấn nạn thất nghiệp.

7,6%, 8,1%, 8,5%, 8,9%, 9,2%, 9,5%, 9,4%, 9,7%, 9,8%, 10,2% , nhìn từ những con số thống kê về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ từ tháng 1 – tháng 10 có thể thấy được tính cấp bách của việc điều trị căn bệnh này. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 mặc dù giảm xuống còn 10%, nhưng tổng số người thất nghiệp của toàn nước Mỹ đã tăng từ mức 7,5 triệu người cuối năm 2007 lên 15,4 triệu người. Tại bên kia đại đương, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực đồng tiền chung Eurozone cũng dường như tương đương với Mỹ.

Cơ hội việc làm là một vấn đề kinh tế khó mà giải quyết trong thời gian ngắn, cũng là một vấn đề chính trị hóc búa. Do việc quản lý tình trạng thất nghiệp chưa tốt, tỷ lệ ủng hộ ông Obama có phần giảm xuống, trong cuộc bầu cử vào trung hạn năm sau, vấn đề thất nghiệp rất có thể khiến Đảng Dân chủ đau đầu.

Chứng kiến tình trạng thất nghiệp ngày càng xấu đi. Trong một tháng ngắn ngủi gần đây, chính phủ đã tung ra dự luật cứu trợ việc làm, triệu tập hội nghị cơ hội việc làm, đưa ra một loạt các phương án thúc đẩy cơ hội việc làm, kéo dài kỳ hạn kế hoạch cứu trợ tài chính. Phía EU gần đây cũng đã mở cuộc họp, mở “ngày hội việc làm”, vạch chiến lược 10 năm, mượn việc mở rộng nền kinh tế xanh quyết tâm tạo cơ hội việc làm.

Hi Hà - Thu Hà-nguồn Vitinfo.vn

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo