Tin tức

Mỗi người dân Việt Nam lại gánh thêm 83 ngàn USD công nợ

Cập nhật lúc 06-05-2015 19:52:16 (GMT+1)
Nguồn ảnh: SBTN

 

Theo số liệu của đồng hồ đếm công nợ toàn cầu trên trang The Economist ngày 3 tháng 5, công nợ của Việt Nam đang ở mức 89.07 tỷ Mỹ kim, chiếm 46.6% GDP. Bình quân công nợ đầu người là 979.77 Mỹ kim.


Trước đó, vào tháng Giêng năm 2015, công nợ của Việt Nam ở mức 87.063 tỷ Mỹ kim (bình quân đầu người 960 Mỹ kim). Theo đồng hồ nợ công toàn cầu do Tạp chí The Economist công bố, đến thời điểm này nợ công của Việt Nam tăng 10,6%, chiếm 47,3% GDP. Điều này đồng nghĩa người dân Việt Nam sẽ phải gánh thêm 83,77 USD (khoảng 1,8 triệu)/người.

Xét theo tiêu chuẩn về trần công nợ là 65% GDP, Bộ Tài chánh Việt Nam cho là những con số trên vẫn nằm trong phạm vi an toàn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Trần Đình Thiên và các chuyên gia thuộc Viện Kinh tế Việt Nam, nếu phân tích sâu hơn về đặc điểm và cách tính công nợ của Việt Nam, cũng như hiệu quả sử dụng công nợ trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều yếu kém như hiện nay, sẽ thấy đây là một thực trạng đáng quan ngại hơn nhiều.

Theo ông Thiên, vấn đề không nằm ở con số công nợ là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của công nợ và khả năng trả nợ. Nghĩa là cần cân nhắc trong tương lai ngắn hạn, rất có khả năng công nợ của Việt Nam sẽ tăng trên mức 65%, trong khi khả năng trả nợ rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về công nợ, quản trị công nợ và vấn về thâm hụt ngân sách.

Theo TS Vũ Quang Việt, cách tính đúng của nợ công phải bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài của Chính phủ (cả trung ương, địa phương và DNNN); nợ để chi và nợ bảo lãnh; nợ ngân hàng, nợ qua phát hành giấy nợ như trái phiếu…

TS Vũ Quang Việt cũng lưu ý nợ trong nước và ngoài nước của doanh nghiệp nhà nước đã lên đến 50,1% GDP, số nợ này được Chính phủ đứng ra bảo lãnh thì phải cộng vào số nợ quốc gia. Nếu như vậy thì nợ quốc gia đã lên đến 106% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 65% GDP được Ngân hàng Thế Giới khuyến nghị.

Theo đánh giá của Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, cách tính toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam không theo thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu chính phủ cho các dự án giáo dục, thủy lợi, y tế... được để ngoài bảng chi tiêu, không được tính vào thâm hụt ngân sách và công nợ. Điều này khiến cho con số thống kê không phản ảnh chính xác về thực trạng công nợ của Việt Nam, gây rối loạn thông tin cho những người tham gia thị trường, khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản trị rủi ro công nợ của Việt Nam rất khó khăn.

Cách tính công nợ của Việt Nam và quốc tế có sự khác nhau, không khớp với nhau. Với tỷ lệ công nợ so với GDP như vậy, đồng thời với những khó khăn, xu hướng công nợ tăng, việc sử dụng không hiệu qủa, thì đây là tình trạng đáng báo động! Quan chức CSVN thì giàu có với những khoản tiền bòn rút từ các dự án vốn vay. Còn công nợ chồng chất thì thế hệ con cháu người dân Việt sẽ phải gánh chịu, trong khi con cháu của họ thì đã ra nước ngoài với khối tài sản khổng lồ.

Nguồn: Thanh Lan/ SBTN

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo