Tin tức

Người Séc sống bằng những chiến dịch khuyến mãi. Nhưng cần chú ý những mánh gian lận

Cập nhật lúc 22-01-2017 16:01:24 (GMT+1)
Ảnh minh họa: Internet

 

Mặc dù cơn sốt mua sắm trước và sau Noel đã qua, nhưng các trung tâm thương mại vẫn chật cứng người mua hàng. Bằng những chiến dịch khuyến mãi, giảm giá sốc giới buôn bán vẫn thò tay sâu vào ví tiền dân chúng. Người Séc lâu nay đã quá quen tới con số hạ giá mức một vài chục phần trăm; nhưng dĩ nhiên cũng cần phải lắng nghe với cái đầu tỉnh táo và cân nhắc thực tế.


Tuân thủ mọi nghĩa vụ luật định liên quan tới các chiến dịch giảm giá cũng là công tác mà Thanh tra Thương nghiệp Séc (ČOI) thường xuyên quan tâm. Trong các hoạt động kiểm tra tuân thủ luật số 634/1992 Sb., về bảo vệ người tiêu dùng của mình, tiếc thay các thanh tra ČOI liên tục phát hiện vi phạm và nhiều khi những mặt hàng quảng cáo hạ giá khủng thực tề không hề được bán giảm giá.

Các nhà kinh doanh từ lâu quá hiểu khách hàng Séc mê mẩn từ giảm giá. Nên không có gì là bí mật khi người kinh doanh bằng những chiến dịch khuyến mãi hạ giá cố gắng lôi kéo khách hàng tới cửa hiệu của mình sao cho nhiều nhất. Và mức giảm giá càng nhiều thì sức thu hút càng mạnh.

Khảo sát Cetelem cho thấy, ví dụ khi hàng hóa giảm 25% so với giá bán cũ lập tức có sức quyến rũ khoảng một phần tư khách hàng đang „tăm“ đồ hạ giá. Mức giảm 30% làm mê hoặc ba phần năm khách hàng và mức giảm một nửa thuyết phục được tất cả.

Thế nhưng để có thể thực sự tiết kiệm được khi mua hàng hạ giá, cần có tầm khái quát về những món hàng tương tự khi bán bình thường. „Khách hàng trước khi mua bao giờ cũng nên tìm hiểu mặt hàng đó ở các hiệu khác- ví dụ trên các cổng thông tin so sánh giá cả. Không hiếm trường hợp mặt hàng đó ở cửa hiệu này bầy bán với giá đã giảm mạnh, nhưng chỗ khác bán bình thường với giá thậm chí thấp hơn cái mức đã hạ đó,“ nữ luật sư Kateřina Tomčíková từ văn phòng luật Vilímková Dudák & Partners, nói.

Mọi chiến dịch giảm giá đều là chiến thuật khuyến mãi và thậm chí trong nhiều trường hợp có thể coi là lừa lọc người tiêu dùng. „Thường xuất hiện những cú hạ giá giả mạo, khi mặt hàng chào bán không hề giảm giá và từ „hạ giá“ chỉ sử dụng như thỏi nam châm thu hút sự chú ý của những khách hàng lơ đễnh. Trái lại nhiều cửa hàng một thời gian ngắn trước đó tăng giá, để rồi „giảm“ về mức cũ và quảng cáo chênh lệch đó là hạ giá. Tất cả những trường hợp như vậy mang dấu hiệu thủ đoạn gian lận kinh doanh, nghĩa là trái ngược với qui định pháp lý,“ Lukáš Zelený, trưởng ban luật pháp tạp chí dTest, nhấn mạnh.

Luật sư Kateřina Tomčíková khẳng định chỉ là nước cờ tiếp thị những chiến dịch được quảng cáo „mua hàng không thuế DPH“. „Luật về thuế DPH không cho phép người bán dễ dãi ấn định, rằng mặt hàng đó sẽ không chịu thuế DPH,“ luật sư nói.

Ngoài ra cũng cần lưu ý, là mọi mặt hàng hạ giá vẫn phải được bảo hành đúng thời gian luật định 24 tháng. Ngoại trừ trường hợp hàng hạ giá vì lỗi sản phẩm, nhưng dĩ nhiên quyền lợi được bảo hành chỉ hạn chế với lỗi cụ thể đó mà vì nó hàng hóa được giảm giá.

David Nguyen- Právo
©Vietinfo

 

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo