Tin tức

Nguy cơ rỗng ruột ngân sách: Bộ Tài chính đòi BIDV và VietinBank phải trả cổ tức bằng tiền mặt

Cập nhật lúc 08-06-2016 11:46:35 (GMT+1)

 

Nếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) chịu trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, ngân sách nhà nước sẽ có thêm vài ba ngàn tỷ đồng để “bù đắp khó khăn ngân sách”, nhưng thực chất là giảm được một chút nguy cơ rỗng ruột có thể xảy ra ngay vào năm 2016 chứ chẳng chờ đến các năm sau.


       Hình: Báo Vietnamnet

Vào đầu tháng 6/2016, giới lãnh đạo Bộ Tài chính đã phải phát văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng sau khi BIDV không trả cổ tức 2015 bằng tiền mặt và VietinBank thậm chí còn không chia cổ tức mà “gây ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước”. Văn bản này đòi phải chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước.

Động thái đòi tiền mặt trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy Bộ Tài chính – cơ quan chủ trì về “nghĩ ra mọi ý tưởng để tận thu” – đang vét kho.

Bộ Tài chính cũng là cơ quan sáng tạo ý tưởng thu “phí bảo vệ môi trường” trên giá xăng dầu bổ đầu dân gấp 3 lần mà do đó đã mang về cho ngân sách thêm vài chục ngàn tỷ đồng hàng năm.

Trong khi đó, tình hình thu ngân sách đang dần xấu đi. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước thực hiện 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 396.2 nghìn tỷ đồng, bằng 39.1% dự toán, dù tăng 4.5% so với cùng kỳ năm 2015 nhưng lại là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 2 năm gần đây.

Đặc biệt, thu từ dầu thô tháng 5 ước tăng 450 tỷ đồng so với tháng 4, chủ yếu do giá thanh toán trong kỳ đạt 42 USD/thùng, vẫn giảm đến 18 USD/thùng so với giá dự toán. Luỹ kế 5 tháng xấp xỉ 15.9 nghìn tỷ đồng, bằng 29.2% dự toán, giảm 48.1% so với cùng kỳ năm 2015. Giá dầu thanh toán bình quân 5 tháng khoảng 38.1 USD/thùng, giảm 21.9 USD/thùng so giá tính dự toán.

Trong khi đó, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, dù trước đây khá ổn định, nay chỉ đạt 58.7 nghìn tỷ đồng, bằng 34.1% dự toán, giảm 3.3% so với cùng kỳ năm 2015.

 “Khó khăn ngân sách” bắt đầu lộ ra từ cuối “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” vào cuối năm 2015. Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư khi đó là ông Bùi Quang Vinh đã lần đầu tiên phát pháo về thực chất ngân sách trung ương chỉ còn 45,000 tỷ đồng mà “không biết chi cho cái gì”. Ngay sau đó, người sắp mất chức thủ tướng là Nguyễn Tấn Dũng đã phải chỉ đạo Bộ Tài chính vay gấp Ngân hàng nhà nước 1 tỷ USD, cùng lúc chỉ đạo bộ này thoái vốn tại nhiều tập đoàn lớn của nhà nước, kể cả “con bò sữa” Vinamilk.

Trong khi nguồn thu trong nước ngày càng tệ, “ngoại vận” cũng tồi đột ngột. Vào cuối năm 2015, bắt đầu xuất hiện những quyết định chấm dứt cho vay vốn ODA ưu đãi từ phía Ngân hàng thế giới (WB). Đến đầu năm 2016, đến lượt Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) chấm dứt cho Việt Nam vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Trong khi nguồn thu bị thắt chặt, bội chi vẫn đều đặn phát triển. Kế hoạch năm 2016 vẫn chấp nhận mức bội chi lên đến xấp xỉ 5% GDP, tức lên đến khoảng 250,000 tỷ đồng. Vào năm 2016, mức bội chi đã lên đến mức kỷ lục là 6.3% GDP. 70% trong nguồn chi được dùng cho chi thường xuyên, trong đó có chi cho lực lượng an ninh để đàn áp biểu tình môi trường của người dân.

Với đà thu ít chi nhiều như thế, tương lai không khó hình dung là chẳng bao lâu nữa ngân sách Việt Nam sẽ trắng tay và vỡ nợ.

Nguồn: Lê Dung/SBTN


Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo