Nợ xấu Việt Nam: Mặt hàng 'thật hay ảo'? Ai dám mua?
![]() |
Trong thời gian qua rộ nên thông tin "nợ xấu" ở Việt Nam gia tăng và là cục máu đông ngăn cản dòng chảy của nền kinh tế;thế là có Công ty xử lý nợ xấu ra đời(AMC) mặc dù các nhà đầu tư quốc tế đã sẵn sàng mua nợ xấu nhưng vẫn chưa hình dung ra được "mặt mũi thật" của nó ra sao?
Ngày 15/8, tại Hà Nội, bên lề cuộc hội thảo về xử lý nợ xấu thông qua AMC với Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, đại diện công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam đã gặp gỡ báo chí, trong đó có đề cập đến việc các nhà đầu tư ngoại mua nợ xấu ngân hàng Việt Nam. Nhưng thực tế họ chưa hình dung ra được nợ xấu ngân hàng của VN có khác với thế giới không.
Ở nước ngoài người ta cũng có nợ xấu và cũng có các biện pháp xử lý nợ xấu, nhưng nợ xấu ở nước ngoài nó có thật về cả hình thức và nội dung hình thành nên nó, tức là nó có thể bán được vì nó là món hàng. Nếu mua chúng có thể là lời to nhưng cũng có thể là thua lỗ nếu không "gặp thời" theo lời Giám đốc bộ phận tư vấn các tổ chức tài chính của Deloitte (Anh) Robert Young nói. Mặc dù ở mỗi quốc gia, mô hình công ty xử lý nợ xấu quốc gia (AMC) không hoàn toàn giống nhau nhưng đó đều là công cụ hữu hiệu để tái cấu trúc toàn ngành tài chính của chính phủ, đặc biệt là xử lý nợ xấu.
Và để AMC quốc gia hoạt động hiệu quả, kinh nghiệm các nước đã chỉ ra rằng:
Thứ nhất, AMC phải xác định rõ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh một cách dài hạn, rõ ràng nhằm tạo khuôn khổ cho hoạt động của AMC; xác định vai trò của AMC là thúc đẩy nhanh quá trình chuyển nhượng tài sản, xử lý nợ xấu hoặc tối đa hóa giá trị tài sản; xây dựng phương án kinh doanh ban đầu; xác định chiến lược cho các tài sản sau thu hồi…
Thứ hai, cần đề cao vấn đề quản trị và tính minh bạch của AMC thông qua sở hữu đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao nhưng độc lập với ngân hàng; xác định chức năng của các ủy ban giám sát hoạt động và kiểm toán nội bộ. Cùng đó, phải giảm thiểu hành vi lạm quyền bởi chúng có vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin.
“Hầu hết các công ty AMC quốc gia thành công như Danaharta, KAMCO, NAMA đều có tính minh bạch cao. Họ có thể thuê ngoài kiểm toán nội bộ để củng cố niềm tin. Ở Ireland, hành vi lạm quyền của AMC quốc gia bị coi là phi pháp”, ông Robert Young cho biết.
Còn ở Việt Nam thì sao: Ông Robert Young đã nói khi liên hệ đến mô hình Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); “Với tình hình nợ xấu của nền kinh tế đang “kết tinh” tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thì việc thành lập VAMC là hết sức cần thiết. Nhưng, quan trọng nhất là các ngân hàng thương mại phải làm gì để tăng hiệu quả thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu cũng như vai trò của VAMC trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình để giúp hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được nợ xấu như thế nào”.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam chưa đến mức nghiêm trọng nhưng thay vì nhìn vào con số, hãy xem các ngân hàng nỗ lực như thế nào trong việc thiết lập các bộ phận tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Đồng thời, tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC phụ thuộc vào mấy yếu tố: Sự ổn định kinh tế vĩ mô, chu kỳ phục hồi thị trường bất động sản ngắn hay dài và cùng đó là sự nỗ lực thay đổi hệ thống pháp luật để giúp cho VAMC cùng các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả. Đặc biệt là cần công khai các khoản nợ xấu trên thực tế chứ không thể mua nợ xấu "ảo " được, như vậy VN đã sẵn sàng chưa?
Ông Robert Young nói: “Các nhà đầu tư quốc tế đã sẵn sàng mua nợ xấu nhưng vấn đề quan trọng là Việt Nam đã sẵn sàng hay chưa mà thôi. Tôi nói vậy là do đã trao đổi với các quỹ đầu tư tư nhân ở Mỹ và châu Á, sau thời gian dài họ tìm hiểu, phân tích thị trường Việt Nam”.
Tuy nhiên, chuyên gia tài chính độc lập Nguyễn Trí Hiếu lại khá bi quan: “Tôi không nghĩ các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng mua, bán nợ xấu ở Việt Nam bởi việc đó chưa có tiền lệ. Ấy là chưa kể, mua rồi nhưng thanh lý nợ như thế nào, đặc biệt là đối với tài sản bất động sản khi mà kèm theo đó là vô số rối rắm của luật pháp, tính minh bạch thấp mà họ chưa gặp bao giờ”.Tức là các khoản nợ xấu chưa thể có giá thực mà mua hoặc chúng chưa phải là "hàng hóa tự do" mà vẫn trong vòng quản lý "chặt chẽ" bởi một "mớ bòng bong" những nguyên nhân và hệ lụy của quá trình hình thành nên nó.
Vì vậy nếu thị trường nợ xấu Việt Nam được “Quốc tế hóa” thì:
Thứ nhất, phải thay đổi khung pháp lý để cho những người mua nợ có thể thanh lý được nợ, nhất là với tài sản bảo đảm của khoản nợ là bất động sản - vấn đề mà các Ngân hàng thương mại trong nước đều khiếp đảm mỗi khi bán nợ bởi những kiện cáo ở chốn “Pháp đình”. Thậm chí, có được bản án tòa tuyên có lợi cho mình rồi nhưng cả năm trời cũng chẳng thể nào thanh lý được, chứ đừng nói đến nước ngoài. Tức là khoản nợ xấu phải được "công khai" về sự "hình thành " nên nó.
Thứ hai, với những tài sản là bất động sản, trước đây được đánh giá cao quá mức để vay cho bằng được, nay giá đi xuống, trong khi thiếu những công ty định giá độc lập và hành xử một cách khách quan, vậy thì giá mua bán như thế nào là cả một vấn đề không nhỏ. Đánh giá lại giá trị của "hàng hóa" nợ xấu là thực tế chứ không ảo!
Thực trạng hiện nay Ông Hiếu cũng tỏ ra không mấy tin tưởng vào sự chuẩn mực, ngay cả với các công ty kiểm toán nước ngoài đang hành nghề ở Việt Nam. Ở đó, đang có tình trạng ngân hàng A mua hộ nợ cho ngân hàng B theo kiểu cùng nhau thống nhất một mức giá mà nay mai, B có thể mua lại từ A.
Hành vi này nhằm mục đích giúp nhau xóa nợ xấu để làm đẹp bảng cân đối tài sản mà đáng lẽ, những công ty kiểm toán khi gặp những trường hợp như thế thì phải có chú thích trong bảng kiểm toán nhưng họ đã lờ đi. Thay vào đó, một số công ty kiểm toán nước ngoài từng sử dụng những thủ thuật từ các kẽ hở luật pháp Việt Nam, quên hẳn những chuẩn mực quốc tế khi đánh giá bảng tổng kết tài sản của một ngân hàng.
Ở nước ngoài việc mua bán nợ vô cùng dễ dàng, chỉ cần một nguồn tiền sạch đủ nuôi 10 lao động là bất cứ ai, ở đâu, có thể mua một khoản nợ với giá kỳ vọng. Nhưng nợ xấu đó là thực còn ở Việt Nam thì sao khả năng loại "hàng hóa" này có thể tung ra thị trường quốc tế mà bán hay không? vì nó có giá trị thật hay không mà bán. Mặc dù biết các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua nợ xấu của VN nhưng mua như thế nào và loại hàng hóa này đã có "thương hiệu" chưa vẫn còn là vấn đề có nhiều khó khăn và bất cập cần xử lý "nội bộ".
Nguồn: Mai Phương THPT/ Tamnhin