Tin tức

Séc: Đăng ký đóng thuế DPH dễ mà khó

Cập nhật lúc 11-06-2017 16:08:58 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Doanh nhân Việt Nam có quầy trong chợ Sapa ở Praha từ giữa tháng Ba muốn tự nguyện đăng ký trả thuế giá trị gia tăng (DPH). Nhưng như nhiều đối tượng nộp thuế khác gặp phải thái độ cự tuyệt của cơ quan quản lý thuế, với lí do chưa chứng minh đủ hoạt động kinh doanh. Chỉ sau khi với sự hỗ trợ khiếu nại của chuyên viên thuế mới đạt được kết quả khả dĩ và đăng ký được thuế DPH.


Khi đăng ký đóng thuế DPH, doanh nhân Việt Nam này không thể ngờ, là ngoài kết nối vào hệ thống thống kê doanh thu trực tuyến (EET) sẽ còn bị cơ quan quản lý thuế đòi hỏi phải xuất trình thêm cả những chứng từ khác nữa về hoạt động kinh doanh.

Bởi trong trường hợp này cũng như với nhiều người khác, các công chức sở thuế cho rằng nguyên thực tế kết nối vào hệ thống EET là chưa đủ. “Cần phải cân nhắc xem xét, là tự thân việc đề nghị cấp dữ liệu định danh hay thậm chí cả đã được cấp những dữ liệu này không có nghĩa, rằng đối tượng đó thực sự có những goạt động làm kinh tế. Để hình dung, là tới nay các cơ quan quản lý thuế đã cấp hơn 185 nghìn dữ liệu định danh, đã cấp ra gần 250 nghìn certifikát xác nhận cần thiết để kết nối EET, nhưng thực tế mới chỉ có hơn 150 nghìn người kinh doanh gửi dữ liệu doanh thu vào hệ thống,” phát ngôn viên Tổng cục Thuế CH Séc Petra Petlachová giải thích với phóng viên báo điện tử Echo24.

Trong khi đó, theo Echo24 doanh nhân nói trên không nằm trong số những người chỉ đề nghị lấy dữ liệu định danh nhưng trên thực tế không hoạt động. Chứng minh cả qua danh lục của sở thuế, qua đó cho thấy ít nhất vài chục dự liệu doanh thu đã được gửi vào hệ thống EET. Theo Echo24, sở thuế liên quan đã im lặng trước câu hỏi, rằng liệu thực tế như vậy đã đủ chứng minh về hoạt động làm kinh tế hay chưa.

Mặc dù lẽ ra các cơ quan quản lý thuế phải hoan nghênh chuyện người kinh doanh tự nguyện đăng ký thuế DPH, nhưng thực tiễn nhiều năm qua không phải vậy. Echo24 đã nhiều lần lưu ý về phiền toái mà người kinh doanh gặp phải khi đăng thuế DPH. Bởi các công thuế nhiều khi đòi hỏi những chứng từ, mà người kinh doanh khi bắt đầu khởi nghiệp không thể xuất trình. Ví dụ chứng từ về tài sản sở hữu hay hợp đồng thuê, hợp đồng cung ứng hay danh lục hàng hóa tồn kho.

Chẳng hạn doanh nhân Lukáš S. muốn mua lại công ty phá sản và trở thành người tình nguyện đóng thuế DPH. Nhưng sở thuế yêu cầu khi đăng ký phải xuất trình cả hợp đồng với nhà cung cấp. Thế nhưng những hợp đồng như vậy để có thể ký kết, cần phải là đối tượng trả thuế DPH. Sau nhiều tháng trời chờ đợi và kết quả từ chối, cơ hội mua lại công ty cũng không còn nữa.

Thái độ “độc ác” của các công chức thuế cũng cả nhiều người kinh doanh phải có nghĩa vụ đăng ký thuế DPH bởi mức doanh thu năm đã vượt mức một triệu korun. Ví dụ trường hợp ông Jindřich ở vùng Nam Séc. Doanh nhân này phải chờ tới nửa năm khi thực hiện được nghĩa vụ đăng ký thuế DPH, để trong thời gian đó các công chức thuế “tính sổ” phạt bao gồm cả lãi suất vì chậm thực hiện nghĩa vụ.

Các chuyên viên thuế coi thái độ như vậy của các cơ quan quản lý thuế là không thể chấp nhận được. “Chỉ cần khi tôi có chứng chỉ kinh doanh, nghĩa là tôi đã thực sự muốn tiến hành hoạt động làm kinh tế đó. Thẩm tra diễn ra trong những trường hợp như vậy từ phía cơ quan quản lý thuế tôi coi là hành động phá hoại,” David Hubal từ Liên đoàn những đối tượng đóng thuế bình luận với Echo24.

David Nguyen - Echo24
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo