Trung Quốc: 10 năm tiêu tốn 115 tỷ USD mua tài sản nước ngoài
![]() |
Hiện giờ, Trung Quốc, quốc gia có tài sản dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới đang mở rộng mức độ đầu tư ra nước ngoài. Mặc dù phạm vi đầu tư của nước này cũng đang nhỏ dần, nhưng lại có bước mở rộng vững chắc mà ổn định.
Đầu tư vào tài sản tín dụng và bất động sản sẽ trở thành một phần quan trọng. Chiến lược “bước ra ngoài” của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới khá quan trọng. Mỹ nên gạt bỏ cảm giác bất an, khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào tài sản Mỹ ngoài trái phiếu chính phủ.
Chưa đầy 10 năm trước, Trung Quốc đã bắt đầu ráo riết săn tìm tài nguyên năng lượng ở khắp các nơi trên thế giới như dầu mỏ của Nigeria (hay các quốc gia khác như Congo, Brazil và Kazakhstan), khí đốt của Iran, quặng sắt của Úc….Hiện tại tiến trình này đã đạt với quy mô và tốc độ nhanh chưa từng thấy.
Chỉ trong tháng 9/2009, Công ty TNHH đầu tư Trung Quốc – Quỹ đầu tư quốc gia đã bỏ ra gần 1 tỷ USD, mua về 11% cổ phần của Công ty cổ phần thăm dò, khai thác dầu mỏ khí đốt Kazakhstan. Cách đây chưa đầy một tuần, Công ty đầu tư này còn chi trả 850 triệu USD, mua lại 14,9% cổ phần Noble Group – nhà giao dịch hàng hóa có trụ sở đặt tại Hồng Kông. Đầu mùa hè năm nay, Ngân hàng phát triển Trung Quốc cũng đã cung cấp khoản vay trị giá 10 tỷ USD cho Công ty dầu mỏ Brazil, nhằm hỗ trợ các hoạt động khai thác dầu mỏ dưới biển tại Brazil của công ty này.
Gần 10 năm qua, Trung Quốc đã tiêu tốn khoảng 115 tỷ USD để thu mua tài sản nước ngoài. Trung Quốc hiện giờ có một lượng lớn dự trữ ngoại tệ, quốc gia này đương nhiên đang gấp rút tìm kiếm đối tượng đầu tư khác ngoài trái phiếu chính phủ Mỹ.
Năm 2008, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ mức 25 tỷ USD tăng lên 50 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chưa thể đuổi kịp Mỹ. Là một nước xuất khẩu vốn lớn nhất thế giới, năm ngoái, Mỹ đã đầu tư 318 tỷ USD ra nước ngoài.
Mặc dù Trung Quốc vẫn chỉ chủ yếu để mắt đến số tài nguyên năng lượng cần thiết để phát triển kinh tế, nhưng phạm trù đầu tư nước ngoài hiện tại của quốc gia này đang có những bước mở rộng chậm mà chắc. Các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân đều bắt đầu để mắt vào tàn sản ngoài các nước đang phát triển.
Trung Quốc đã góp cổ phần vào các ngân hàng, các doanh nghiệp bán dẫn. Bất luận là đối với Trung Quốc hay đối với kinh tế toàn cầu, đây đều là một bước tiến cực kỳ quan trọng.
Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc đã xác lập được danh hiệu công xưởng thế giới của riêng mình. Trong 10 năm tiếp theo, Trung Quốc hy vọng trở thành nước xuất khẩu vốn quan trọng nhất thế giới.
Theo VIT