Tin tức

Việt Nam đã cạn nguồn vay ODA từ năm 2014!

Cập nhật lúc 21-08-2018 15:06:42 (GMT+1)
Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ w

 

2018 rất có thể là năm chứng kiến sự sụt giảm thảm thiết nhất của nguồn vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức) vào Việt Nam, bổ túc một dấu ấn cho năm ‘thắng lợi kinh tế chưa từng có’ theo lối tuyên truyền không còn biết trời cao đất dày của chính thể độc đảng này, chìm nghỉm trong bức tranh tổng thể mang gam màu xám ngoét - được đặc tả bởi sự phối ngẫu của ba thành phần ‘binh chủng hợp thành’: nợ công - nợ xấu - ngân sách.


Đến lúc này, người ta đã có thể hiểu vì sao giới quan chức cao cấp Việt Nam đã tận dụng các sự kiện hội thảo quốc tế, các cuộc gặp song phương ở Hà Nội lẫn các chuyến công du nước ngoài để phát ngôn ‘xin tiền’ không biết mệt mỏi.

Chỉ bằng 1/7 !

Tròn một năm sau thời điểm Việt Nam chính thức không còn nhận được ưu ái trong kênh vay ODA từ các tổ chức tín dụng quốc tế, một bản báo cáo của Bộ Tài chính vào tháng Bảy năm 2018 cho biết lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã ký kết được 4 hiệp định với vay ODA với tổng trị giá 193,2 triệu USD.

Báo cáo trên cũng phải thừa nhận rằng ước tính giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi chỉ bằng 21% kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị ký kết ODA của nửa đầu năm 2018 trong báo cáo trên cho thấy trong nguyên năm 2018, Việt Nam chỉ có thể đạt được giá trị ký kết ODA khoảng 400 - 500 triệu USD, tức chỉ bằng khoảng 1/7 giá trị ký kết bình quân 3,5 tỷ USD/năm của giai đoạn 1993 - 2014 (tổng vốn đã ký kết của giai đoạn này là 73,68 tỷ USD).

1993 là thời điểm mà Việt Nam đã mở cửa kinh tế được vài năm và bắt đầu được nhận nguồn vốn ODA ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn của một số chính phủ Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản… và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB)…

Sau năm 2015 là thời điểm mà quan hệ Việt - Mỹ được bình thường hóa hoàn toàn, dòng chảy ODA vào Việt Nam đã từ suối biến thành sông, mở ra một thời kỳ ‘tiền vào như nước sông Đà’ và cũng biến hóa thành thời hoàng kim của giới quan chức Việt ‘ăn không chừa thứ gì’ đối với tiền ODA được xem là ‘lộc trời’.

Nhưng sau hai chục năm nhận ‘lộc trời’, ODA đã trở thành một trong những bi kịch ‘vĩ đại’ nhất của chính thể Việt Nam.

Bi kịch đến nỗi mà vào một buổi sáng mùa thu năm 2017, Thủ tướng Phúc đã phải “đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay” - cử chỉ xin tiền đầu tiên và hình như không còn quá nặng về lòng tự trọng kể từ ngày quan chức này phải lãnh trách nhiệm ‘đổ vỏ’ cho đời thủ tướng trước bị xem là ‘phá chưa từng có’ là Nguyễn Tấn Dũng…

Vào cuối tháng Sáu năm 2018, cuộc gặp của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Bộ Tài chính Hoa Kỳ ở Washington đã khiến lộ ra một ‘bí mật quốc gia’ mà mấy năm qua giới quan chức Việt Nam cố tình giấu nhẹm: ông Huệ đề nghị Mỹ “mở lại kênh cho vay ODA và vay ưu đãi cho Việt Nam, tăng cường các chương trình viện trợ trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án nhân đạo và hỗ trợ phát triển tại Việt Nam”.

Cũng có nghĩa là trong những năm gần đây, lượng ODA và viện trợ không hoàn lại được cấp từ Mỹ cho Việt Nam đã giảm về 0.

Tiền nào cũng là tiền. Viện trợ không hoàn lại là tiền của người dân các nước phát triển đóng thuế cho chính phủ, và những người dân này sẽ phẫn nộ đến mức nào khi biết tiền của họ đã bị một quốc gia nằm trong nhóm đầu thế giới về tham nhũng như Việt Nam “ăn không chừa thứ gì”.

Hiện thời, cần nhìn nhận một sự thật mà có lẽ giới tuyên giáo đảng ở Việt Nam chẳng hề muốn đả động: những chuyến công du quốc tế của giới chóp bu Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 10 liên tiếp, nợ xấu ngập đầu còn nợ công phi mã đến 210% GDP, ngân sách có nguy cơ cạn kiệt, trong lúc các kênh “ngoại viện” gần như đóng lại.

Bị phát hiện

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất đặt Việt Nam vào trạng thái zero viện trợ, mà động thái này như thể ‘không hẹn mà gặp’ đã diễn ra phổ biến ở gần hết các nước cấp viện trợ cho Việt Nam, dẫn đến một phát hiện lớn mà ‘đảng và nhà nước ta’ đã không dám công bố trong suốt 4 năm qua: từ năm 2014 đến năm 2018, viện trợ ODA cho Việt Nam luôn cận kề với vạch 0.

Vào tháng Tám năm 2015, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì tổ chức Hội thảo “Hoạt động ODA tại Việt Nam - 20 năm nhìn lại” tại Đà Nẵng. Thông tin được tuyên truyền khi đó đầy màu sắc thành tích: “Hơn 80 tỷ USD vốn ODA dành cho Việt Nam giai đoạn 1993-2014” (https://baodautu.vn/hon-80-ty-usd-von-oda-danh-cho-viet-nam-giai-doan-1993-2014-d30863.html).

Đến tháng Bảy năm 2018, một quan chức Phó Thủ tướng Chính phủ là Phạm Bình Minh khi tham dự buổi làm việc về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giao đoạn 2011-2016, đã cho biết “Việt Nam đã tiếp nhận 80 tỷ USD vốn ODA sau 25 năm” (http://cafef.vn/25-nam-viet-nam-tiep-nhan-80-ty-usd-von-oda-20180726062228006.chn).

Độ chênh của hai kết quả về viện trợ ODA từ năm 1993 đến năm 2014 (20 năm) và đến năm 2018 (25 năm) là số 0. Tức sau 4 năm, con số tổng nhận ODA vẫn chỉ là 80 tỷ USD mà không có một chút tăng tiến an ủi nào.

Còn con số vài ba tỷ USD viện trợ ODA mà chính phủ Việt Nam vẫn công bố đã nhận được hàng năm kể từ năm 2015 đến nay thực ra chỉ là số chưa được giải ngân trong những năm trước, mà chỉ được giải ngân trong những năm gần đây (trong giai đoạn 1993 đến 2014, vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,89 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết).

Có chịu cải cách thể chế và cải thiện nhân quyền?

Con số Việt Nam vay ODA của nước ngoài từ năm 1993 đến năm 2014 đã lên tới 80 tỷ USD. Sau khi trừ đi 10 - 12% vốn vay không hoàn lại trong số đó, mỗi năm ngân sách Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ quốc tế hàng chục tỷ USD. Mà muốn trả được số nợ này, Việt Nam lại phải tìm cách “vay đảo nợ” của các tổ chức tín dụng quốc tế. Trước đây, những tổ chức này vẫn cho Việt Nam vay vốn “đầu tư phát triển” và vay đảo nợ khá dễ dàng. Nhưng đến năm 2015, WB bất ngờ thông báo hai “tin buồn” cho Việt Nam: Việt Nam đã “tốt nghiệp IDA” mà sẽ không được xếp vào loại quốc gia “xóa đói giảm nghèo”; và từ tháng 7/2017 sẽ không được vay với lãi suất ưu đãi 0,7 - 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn đến 30 - 40 năm như trước đây, mà mức lãi suất vay sẽ được nâng lên gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa.

Trong khi đó, ngân sách Việt Nam vẫn buộc phải làm cái chuyện vừa lo trả nợ vừa phải tiếp tục vay mượn vượt hơn đến 30% số trả nợ hàng năm để phục vụ các khoản chi tiêu thường xuyên khổng lồ của bộ máy gần 4 triệu công chức viên chức và lực lượng vũ trang với 30% ‘không làm gì cả nhưng vẫn lãnh lương’. Trong đó tỷ lệ chi cho lực lượng công an ở Việt Nam lên đến 12% chi ngân sách - một mức chi cực kỳ lớn cho đội ngũ công an chuyên nghề đàn áp dân chúng và nhân quyền, chưa kể gần 5 tỷ USD chi cho bộ máy quốc phòng hàng năm nhưng không hề bảo vệ ngư dân trước tài Trung Quốc, trong lúc lại lập kỷ lục thế giới về các vụ máy bay quân sự đắt tiền rụng như sung.

Hình ảnh hiện thời thật không khác mấy mỡ treo miệng mèo. Tuy được quảng cáo vẫn còn đến 22 tỷ USD nguồn ODA chưa giải ngân, nhưng Việt Nam không những phải trả lãi suất cao từ năm 2017, mà còn phải móc tiền ngân sách để trả một phần lãi do chậm giải ngân dự án ODA.

Nếu chính thể Việt Nam không cấp thiết cải cách thể chế và cải thiện nhân quyền một cách thực tâm, chi tiết và bằng hành động chứ không phải lối trớt trả miệng lưỡi như trước đây, e rằng sang năm 2019 giá trị ODA mà các tổ chức quốc tế ký kết với Việt Nam sẽ chỉ là con zero to tướng.

Nguồn: Phạm Chí Dũng/Blog VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo