Việt Nam

Công khai hóa phiếu bầu của các Đại biểu quốc hội

Cập nhật lúc 12-06-2018 16:47:23 (GMT+1)
Đại biểu Quốc Hội Việt Nam trong một phiên họp.

 

Hôm nay, Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, Luật Khoa chính thức công bố một dự án mới – “Bảo tàng Việt Nam Online” – nhằm lưu giữ thông tin về các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, gìn giữ cho các thế hệ sau tra cứu lại.


Sự kiện lịch sử đầu tiên mà chúng tôi tiến hành thu thập thông tin và lưu trữ là việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, sáng ngày 12/6/2018.

Đây là đạo luật có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến toàn bộ xã hội, chúng tôi cho rằng đây là một trong những cột mốc lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây.

Chúng tôi sẽ lên danh sách tất cả các cá nhân có liên quan đến đạo luật này, gồm:

– Ban Soạn thảo do Bộ trưởng Công an Tô Lâm đứng đầu.

– Tổ Biên tập do Cục trưởng Cục An ninh mạng Hoàng Phước Thuận đứng đầu.

– Tất cả các đại biểu Quốc hội khoá 14, trong đó có 466 đại biểu có mặt, 423 đại biểu tán thành, 15 đại biểu không tán thành, 28 đại biểu không biểu quyết, và 27 đại biểu vắng mặt.

Mục đích của chúng tôi là lên danh sách nói rõ đại biểu nào đã bỏ phiếu ra sao.

Những đại biểu nào không tán thành, không biểu quyết và vắng mặt có thể ra tuyên bố chính thức bằng văn bản về lá phiếu của mình, đồng thời có thể thông báo cho Luật Khoa qua địa chỉ editor@luatkhoa.org.

Nếu các đại biểu không tuyên bố rõ về lá phiếu của mình, sau một khoảng thời gian hợp lý, chúng tôi sẽ mặc nhiên coi đại biểu đó phải chịu trách nhiệm cho đạo luật này.

*** CÔNG DÂN CÓ THỂ LÀM GÌ?

Công dân có thể làm hai việc:

– Gọi điện, gửi thư chất vấn đại biểu Quốc hội xem họ đã bỏ phiếu ra sao.

– Lập và ký kiến nghị yêu cầu Quốc hội công khai danh sách phiếu bầu của tất cả các đại biểu.

Khi gọi điện, bạn nên ghi âm lại và đăng lên mạng cho công chúng được biết, sử dụng hashtag#congkhaiphieubau để tiện cho mọi người tra cứu.

Đồng thời, xin thông báo cho Luật Khoa qua địa chỉ email editor@luatkhoa.org hoặc tin nhắn của fanpage. Chúng tôi sẽ cân nhắc sử dụng các thông tin đó.

Xem Danh sách thông tin của 63 Văn phòng Đại biểu Quốc hội tại đây.

Danh sách các Đại biểu Quốc hội khóa XIV kèm thông tin cá nhân

Nguồn: Luật Khoa

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo