Việt Nam

Đồng Tâm: Quân đội đào hào ngăn đất tranh chấp

Cập nhật lúc 02-04-2018 15:36:44 (GMT+1)
Video clip quay trực tiếp lên Facebook khi ông Lê Đình Công chứng kiến tiểu đoàn G31 thuộc lữ đoàn 28 đào hào hôm 31/3.

 

Tin cho hay quân đội kể từ hôm 26/3/2018 đã bắt đầu đào hào, phân định đất quốc phòng và đất nông nghiệp tại khu vực Đồng Sênh, tâm điểm của vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.


Việc đào hào hiện vẫn đang được thực hiện, và dự kiến sau đó sẽ dựng hàng rào phân cách.

Tuy không nhận được bất kỳ văn bản hay thông báo chính thức nào về việc trên, nhưng người dân Đồng Tâm nói họ phấn khởi trước việc làm 'đúng theo nguyện vọng của dân'.

Ông Lê Đình Công, trưởng thôn Hoành cho biết Tiểu đoàn G31 thuộc Lữ đoàn 28 của Quân chủng Phòng Không Không Quân đã tiến hành đào hào, xây rào ngăn cách khoảng đất 47,36ha và thửa đất còn lại trên khu Đồng Sênh.

"Người ta đào hào như thế, nhân dân Đồng Tâm rất phấn khởi. Quân đội đã có chiều hướng ủng hộ nhân dân Đồng Tâm," ông Công nói với BBC hôm 2/4.

Việc đào hào, rạch mương được đơn vị G31 thực hiện rõ ràng, đúng vào các mốc dấu có từ hơn 20 năm nay, ông Công cho biết thêm.

"Bộ đội họ nói rõ, quốc phòng quản lý 47,36ha thì đất họ đến đâu họ đào đến đấy. Còn đất của bà con thì bà con cứ canh tác sản xuất," ông Công nói.

Tóm tắt tranh chấp đất đai Đồng Tâm

Người dân Đồng Tâm nói 47,36ha là diện tích khoảng một nửa đất Đồng Sênh, nằm phía đông mốc giới. Đây là phần mà chính quyền đã thu hồi, đền bù cho dự án sân bay Miếu Môn theo Quyết định 113 hồi 1981.

Thửa đất còn lại nằm ở phía tây mốc giới.

Diện tích này tuy nằm trong diện quy hoạch dự án sân bay, nhưng người dân nói vì vẫn chưa có quyết định thu hồi, đền bù, nên họ tiếp tục chia nhau canh tác.

Khu đất 47,36ha phía Đông đã được bàn giao cho chính quyền, sau này là quân đội từ 1981. Người dân nói đất phía Tây mốc giới là đất nông nghiệp vì chưa có quyết định thu hồi, trong khi chính quyền nói đó là đất quốc phòng.

Khu đất 47,36ha phía Đông đã được bàn giao cho chính quyền, sau này là quân đội từ 1981. Người dân nói đất phía tây mốc giới là đất nông nghiệp vì chưa có quyết định thu hồi, trong khi chính quyền nói đó là đất quốc phòng

Tranh chấp giữa người dân và chính quyền bắt đầu căng thẳng từ 11/2016, UBND huyện Mỹ Đức căng dây khắp khu vực tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển 'Vùng cấm - Khu vực quân sự'".

Đến tháng 2/2017, nhiều người dân tự ý thu số dây phản quang, nhổ biển báo "Khu vực quân sự" và đưa máy móc vào canh tác, dẫn đến việc giới chức huy động hàng trăm công an, cảnh sát, an ninh dân phòng, xe vòi rồng, xe cứu thương đến khu vực tranh chấp.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/4/2017, khi ông Công cùng bố là ông Lê Đình Kình, và ba đại diện khác của dân làng bị đột ngột bắt giữ khi được giới chức mời ra khu đất có tranh chấp để 'làm việc', và bị đưa về Hà Nội.

Dân Đồng Tâm đáp trả bằng cách bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát.

Vụ bắt giữ con tin chỉ kết thúc một tuần sau đó, khi năm người đại diện của dân được thả và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi gặp dân cam kết sẽ điều tra vụ tranh chấp và "không truy tố hình sự người dân Đồng Tâm".

Tuy nhiên, đến tháng 6/2017, công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ bắt giữ 38 cán bộ.

Tiếp sau đó, giới chức công bố bản Kết luận thanh tra hôm 25/7 với nội dung "Xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp diện tích 59ha hay 49ha xứ Đồng Sênh như ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu", khiến người dân Đồng Tâm bức xúc.

Người dân không chấp nhận nội dung kết luận thanh tra và cho rằng giới chức tìm cách 'biến' toàn bộ khu đất Đồng Sênh thành phần đất đã được có quyết định thu hồi.

'Cần có quyết định thu hồi đúng luật, và cần đình chỉ khởi tố'

Người dân Đồng Tâm tỏ ra vui mừng trước diễn biến mới.

Tuy nhiên, nhưng việc đào hào dọc mốc giới không có nghĩa tranh chấp đã được giải quyết, ông Lê Đình Công nói.

"Người dân chỉ yêu cầu UBND huyện Mỹ Đức và TP Hà Nội đưa ra một quyết định đúng pháp luật, thu hồi và đền bù giống Quyết định 113, thì nhân dân sẵn sàng giao đất cho tập đoàn Viettel."

Người dân Dương Nội sang thăm người dân Đồng Tâm hôm 29/3.

Người dân Dương Nội sang thăm người dân Đồng Tâm hôm 29/3

"Nếu chưa muốn thu hồi, thì phải có văn bản rõ ràng đất phía tây cột mốc ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để bà con yên tâm canh tác."

Ông Công nói chính quyền cũng nên đình chỉ khởi tố vụ án bắt giữ 38 cán bộ, vốn được đưa ra từ gần 10 tháng trước, vì theo ông là đã 'quá hạn điều tra'.

Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội, một trong những người có mặt trong buổi gặp của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm nhằm tháo gỡ vụ 'giữ con tin' hồi 4/2017 nói với BBC rằng theo luật định, sau khi hết hạn 6 tháng điều tra, bên điều tra phải gia hạn hoặc đình chỉ vụ án.

"Tôi nghĩ họ đã gia hạn lần 1 rồi, khung gia hạn là 2-4 tháng, thì cứ cho là 3 tháng đi thì đến giờ cũng đã hết rồi. Còn việc họ gia hạn lần 2 hay 3 thì tôi chưa rõ."

Về việc đào hào của Lữ đoàn 28, thì ông Hải nói ông chưa nhận được văn bản hay thông tin chính thức gì nên chưa bình luận.

Nguồn: BBC

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo