Việt Nam

GS Nguyễn Thiện Nhân về Sài Gòn làm Bí thư Thành ủy?

Cập nhật lúc 09-05-2017 17:16:39 (GMT+1)
Ông Nguyễn Thiện Nhân là Ủy viên Bộ Chính trị được hai khóa

 

Tin cho biết Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân là ứng viên hàng đầu có nhiều khả năng được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TPHCM, sau khi ông Đinh La Thăng ra khỏi Bộ Chính trị.


Cho đến khi báo chí chính thống xác nhận tin này, đây là dấu hiệu ban lãnh đạo Việt Nam muốn "ổn định tình hình" tại TPHCM, đô thị đông dân nhất nước sau vụ hạ bệ ông Thăng.

Nếu được xác nhận, đây là bước trở lại vị trí quan trọng ngoạn mục của ông Nhân, người gốc miền Nam, có bằng cấp cao và trong quá trình công tác đã gắn bó với TPHCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam.

Hôm 7/5, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhận kỷ luật của Đảng với mức cảnh cáo và không còn trong Bộ Chính trị.

Có học vấn và ngoại ngữ

Có học hàm, học vị là Giáo sư - Tiến sĩ, ông Nguyễn Thiện Nhân được đánh giá là thoải mái giao tiếp bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh với sinh viên hoặc khách nước ngoài.

Ông Nguyễn Thiện Nhân không ngại giao tiếp bằng ngoại ngữ

Ông Nguyễn Thiện Nhân không ngại giao tiếp bằng ngoại ngữ

Trên mạng internet vẫn có những video phỏng vấn ông Nhân nói chuyện về kinh tế Việt Nam bằng tiếng Anh - một điều hiện còn khá hiếm với các quan chức Việt Nam.

Được đào tạo tại Cộng hòa dân chủ Đức từ 1972 đến 1979, ông Nguyễn Thiện Nhân, sau khi về nước, công tác ba năm tại Viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, cấp bậc Thượng úy.

Sau đó ông sang dạy ở Đại học Bách khoa TP.HCM (1983-1985).

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đón Thứ trưởng John Negroponte sang thăm Việt Nam năm 2008

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đón Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, John Negroponte sang thăm Việt Nam năm 2008

Ông có thời gian làm Phó bí thư Thành đoàn TP. HCM trước khi làm Tùy viên giáo dục sứ quán Việt Nam tại CHDC Đức.

Hết nhiệm kỳ tại sứ quán, ông lại học hai năm ở Đại học Kỹ thuật Magdeburg CHLB Đức.

Sau đó ông có thời gian dài làm trong ngành giáo dục, làm trưởng khoa rồi Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa TP.HCM từ 1995 đến 1997.

Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là một phó thủ tướng trong Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng

Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là một phó thủ tướng trong Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng

Ông có ba năm làm Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM.

Sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu lên đỉnh cao từ Đại hội Đảng lần thứ 10, với việc được bầu vào Trung ương Đảng.

Ông được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo rồi Phó Thủ tướng từ 2007 đến 2010.

Sau Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, ông tiếp tục làm Phó thủ tướng.

Năm 2013, trong một diễn biến lớn, ông Nguyễn Thiện Nhân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị tại hội nghị 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Nguyễn Thiện Nhân và Lý Khắc Cường

Ông Nguyễn Thiện Nhân ở cương vị Phó Thủ tướng được Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đón tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh tháng 5/2013

Sau đó ông được điều sang lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chức vụ được cho là ít quyền lực hơn cho đến nay.

Đại hội Đảng lần thứ 12 năm 2016 đánh dấu việc ông tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị.

Nguồn: BBC

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo