Việt Nam

Nguyễn Phú Trọng cầm đầu ‘quy hoạch cán bộ’

Cập nhật lúc 05-11-2018 21:23:24 (GMT+1)
Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam hôm 23 Tháng Mười, 2018 (Hình: AFP/Getty Images)

 

Tổng Bí Thư Kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng cầm đầu “Ban Chỉ Ðạo Xây Dựng Quy Hoạch Cán Bộ Cấp Chiến Lược” để chuẩn bị cài cắm nhân sự cùng phe cánh tiếp nối khi ông ta nghỉ hưu.


Thông tấn xã chính thức của CSVN hôm Chủ nhật loan tin tường thuật “Ban Chỉ Ðạo Xây Dựng Quy Hoạch Cán Bộ Cấp Chiến Lược” họp để chuẩn bị nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ 2021-2026, tức những kẻ sẽ được cài cắm ở những vị trí đầu đảng và nhà nước khi đại hội đảng đầu năm 2021. Sau đó, hợp thức hóa qua màn biểu quyết chiếu lệ ở quốc hội.

TTXVN nói “Ban chỉ đạo” đó gồm sáu người do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu gồm “Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban và các ông: Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính Trị, thường trực Ban Bí Thư; Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Trung Ương Đảng, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương; Tòng Thị Phóng, ủy viên Bộ Chính Trị, phó chủ tịch Thường Trực Quốc Hội; Trương Hòa Bình, ủy viên Bộ Chính Trị, phó thủ tướng Thường Trực Chính Phủ; Trần Cẩm Tú, bí thư Trung Ương Đảng, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.”

Cái ban này “tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược một cách bài bản, chặt chẽ,” bề ngoài thì được tuyên truyền là “thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, công tâm, đúng quy trình, quy định, bảo đảm cả về số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng.” Trên thực tế, theo truyền thống của đảng CSVN, phe cánh đương quyền chuẩn bị phe đảng cho nhiệm kỳ kế tiếp để bảo vệ quyền lợi cho mình sau khi nghỉ hưu.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng tăng thêm quyền hành khi nắm cả ghế chủ tịch nước cho thấy ông ta trở thành một trong những nhà độc tài nắm nhiều quyền lực nhất của chế độ Hà Nội, hơn hẳn những tay tổng bí thư những khóa trước.

Ở vị trí tổng bí thư đảng, ông ta đã là người đứng đầu ủy ban Quân Ủy Trung Ương, bộ trưởng Quốc Phòng chỉ là phó, ông ta còn ngồi trong đảng ủy trung ương của Bộ Công An từ năm 2016. Chính phủ đã có đủ mọi thứ ban bệ, thanh tra chống tham nhũng rồi, ngay ở nhiệm kỳ tổng bí thư đầu, năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đã “đẻ” ra “Ban Chỉ Ðạo Trung Ương Phòng Chống Tham Nhũng” đứng đầu một hệ thống chống tham nhũng song hành kèn cựa với ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cuối Tháng Mười Hai năm ngoái, người ta thấy báo chí trong nước đưa tin ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến “dự họp” và “chỉ đạo” tại một cuộc họp của chính phủ. Thiên hạ bàn tán rất nhiều về việc ông ta gom dần quyền lực vào tay mình. Nay sau khi gom cả chức chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng ngồi “chỉ đạo” việc cài cắm các người vào những cái ghế chủ chốt trong đảng và chính phủ, chính thức hóa và công khai ôm trọn gói quyền lực chính trị.

Trong lời phát biểu sau khi thề giữ luôn chức chủ tịch nước, ngày 23 Tháng Mười Một, 2018, ông Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong nét mặt sung sướng rạng rỡ “giãi bày tâm tư” ra vẻ khiêm tốn rằng ông “lo không biết có hoàn thành được nhiệm vụ không” và “trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn.”

Tuy ra vẻ khiêm tốn như thế nhưng ông lại nắm cả “Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026” thì “trình độ, năng lực, sự hiểu biết” của họ có giống ông không, đây là câu hỏi người ta sợ sẽ nhìn thấy.

Một số nhà phân tích cho rằng ông Trọng sẽ tiếp tục mạnh tay đối phó với tệ trạng tham nhũng ngập tràn từ trên xuống dưới. Nhưng một điều ai cũng thấy rõ là các vụ đàn áp các tiếng nói đối lập, phản biện xã hội ngày càng khốc liệt hơn. Hàng chục người dân từ Bắc chí Nam bị vu cho các tội “âm mưu lật đổ…” với các bản án tù thật nặng nề dù họ chỉ dùng mạng xã hội phát biểu ý kiến.

Trong triều đại của ông Trọng, hàng trăm người bị tra tấn nhục hình chết trong tay Công an CSVN khi vừa mới bị bắt rồi vu cho người ta “tự tử” để tránh tội giết người. Riêng 10 Tháng Năm 2018, ít nhất đã có 10 người bị công an CSVN bức tử.

Giàn lãnh đạo do ông và phe cánh đương quyền cài cắm để cầm đầu Việt Nam khi ông ta về hưu năm 2021, hiện có dấu hiệu sẽ phải là những người phải bảo vệ cái chế độ này. “Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ…,” TTXVN kể lại cuộc họp nói trên.

Cuộc họp “Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược” diễn ra chỉ vài ngày sau một loạt nhiều đảng viên đảng CSVN nổi tiếng tuyên bố bỏ đảng khi “Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng” loan báo đề nghị “kỷ luật” ông Chu Hảo, giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, một nhà giáo và một trí thức được kính trọng tại Việt Nam, lấy cớ ông “tự diễn biến,” “suy thoái tư tưởng.”

Nguồn: Nguoi-viet

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo