Việt Nam

Trung Quốc can thiệp đại hội 12 đến mức nào?

Cập nhật lúc 14-01-2016 01:13:09 (GMT+1)
Cuộc gặp Nguyễn Phú Trọng - Tập Cận Bình vào tháng 11/2015 tại Hà Nội. Ảnh: Quý Đoàn.

 

Vẫn đang tồn tại dấu hỏi về khả năng Bắc Kinh muốn và đã can thiệp đến mức nào vào đại hội 12 của “đảng ta”. Khá nhiều dư luận vẫn cho rằng phe thân Trung ở Hà Nội đang chiếm ưu thế. Số dư luận ít hơn lại cho là thực ra Trung Quốc chưa thể tiến sâu vào nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. 



Vào cuối năm 2015 và càng gần đến đại hội 12 của đảng cầm quyền, hiện tượng tàu TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam, cùng gần năm chục lần máy bay TQ vi phạm không phận Việt Nam chắc chắn đã tái hiện hình ảnh tàu TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 vào cuối năm 2011. Cũng cần nhắc lại, có dư luận cho rằng sở dĩ TQ gây hấn tàu Việt Nam cuối năm 2011 như thế là do Bắc Kinh không hài lòng với việc chính quyền Việt Nam đưa ông Phạm Bình Minh làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao.

Có vẻ như hàng loạt cố gắng của Bắc Kinh nhằm can thiệp vào nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam, đặc biệt vấn đề nhân sự cao cấp, vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Mặc dù chưa có gì chứng minh là giới lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra can đảm dù chỉ một chút trước TQ, nhưng sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, hẳn tâm lý e sợ đến mức phải dần dãn ra mối quan hệ với TQ đã trở nên khá phổ biến trong Bộ chính trị Hà Nội.

Trước khi tổ chức chiến dịch gây áp lực bằng các vụ đâm tàu cá và dùng máy bay xâm phạm vùng trời Việt Nam, phía TQ cũng đã từng thể hiện thái độ bực bội với đảng cầm quyền ở Việt Nam bởi chính diễn viên Tập Cận Bình. Câu chuyện này xảy ra vào tháng 11 năm 2015. Lúc đó Tập Cận Bình được giới lãnh đạo Việt Nam mời sang thăm và còn bố trí cho Tập phát biểu trước 500 mái đầu ngoan ngoãn của Quốc hội. Nhưng chỉ vài ngày sau khi đã rời Việt Nam và nói chuyện tại một trường đại học ở Singapore, Tập Cận Bình đã xác quyết “Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”.

Dấu hiệu đáng chú ý là chiến dịch gây hấn bằng tàu cá và máy bay của TQ xảy ra ngay cả sau khi một trong những nhân vật bị dư luận coi là “thân Trung” – ông Nguyễn Sinh Hùng – chủ tịch quốc hội – bất ngờ và vội vã “lên” Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình ngay sau Hội nghị trung ương 13.

Dường như Tập Cận Bình vẫn chưa thể hài lòng. Trước đại hội 12, nghe nói những khuôn mặt gần gũi với TQ như Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị, dù được Nguyễn Phú Trọng giới thiệu ứng cử chức vụ tổng bí thư, đã không được số đông trong Ban chấp hành trung ương tán thành.

Nếu sau đại hội 12, TQ vẫn tiếp tục gây hấn, thậm chí gây hấn nặng nề hơn đối với Việt Nam, đó là bằng chứng mang tính khẳng định hơn về việc Bắc Kinh đã ngày càng đẩy giới lãnh đạo co cụm và hèn nhát của Việt Nam vào vòng tay người Mỹ.

Nguồn: Lê Dung/ SBTN

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo