Việt Nam

Tuyên bố của tổ chức People in Need về Quyết định của Nghị viện châu Âu về vấn đề liên quan tới Việt nam

Cập nhật lúc 18-11-2018 21:06:08 (GMT+1)
Ảnh: clovekvtisni.cz

 

Nghị viện châu Âu vừa ra một quyết định về liên quan tới mọi ký kết giữa Việt nam và EU, bao gồm cả Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Nội dung quyết định đó ở đây:


http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?pubRef=-//EP//TEXT+TA+P8-TA-2018-0459+0+DOC+XML+V0//EN&language=EN

Tổ chức People in Need tại Séc đã ra một bản tuyên bố về quyết định này. Nội dung của nó như sau:

Nghị viện châu Âu nhấn mạnh, nhân quyền là hòn đá tảng trong quan hệ giữa EU và Việt nam - nhưng ở đây vẫn còn cần nhiều điều khác.

Quyết định về Việt nam vừa được Nghị viện châu Âu thông qua, đang kêu gọi thái độ cam kết của EU và các nước thành viên đối với toàn cảnh tình trạng nhân quyền tại Việt nam và việc cải thiện tình hình đó, và điều này là hoàn toàn đúng đắn.

Tổ chức People in Need (Người trong khốn khó) hoan nghênh Quyết định của Nghị viện châu Âu về Việt nam vừa được thông qua ngày 15/11/2018, nhất là về tình trạng của các tù chính trị. Quyết định này đã chỉ ra một số vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, cả trong và ngoài phạm vi tòa án, nhằm đến các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các nhóm tôn giáo tại Việt nam. Trong đó bao gồm cả việc cầm tù một số các nhà hoạt động ôn hòa, và các thành viên của các tổ chức dân sự dưới sự rà quét của Bộ Luật hình sự, và điều Luật An ninh mạng còn khắc nghiệt hơn thì sẽ đi vào hiệu lực từ đầu năm 2019.

Đáng tiếc là ngoài những gì đã được nhắc tới trong Quyết định nói trên, ở đây còn có nhiều các trường hợp khác. Trần Thị Nga, người được biết đến cả dưới tên gọi Thúy Nga, hiện đang chịu án tù 9 năm bởi các hoạt động mà chị đã tham gia trong vụ thảm họa biển năm 2016, bất kể Liên hiệp quốc đã lên án việc chị bị bắt giữ là tùy tiện, và đã nhiều lần khẩn cấp kêu gọi trả tự do cho chị và yêu cầu chị phải được hưởng một lối hành xử đúng với nghĩa con người. Chị đang sống trong một môi trường nhà tù nguy hiểm, và bị những người tù cùng phòng đe dọa sát thương. Từ tháng 10/2018 chị bị cấm không được gia đình đi thăm nuôi.

Ngày 5/10/2018, 5 nhà hoạt động nhân quyền tên là Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Từ Công Nghĩa và Nguyễn Quốc Hoàn đã bị kết án tổng cộng là 57 năm tù vì tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" trong một phiên tòa bất công chỉ bởi vì họ thực thi các quyền cơ bản của mình.

Rõ ràng, thái độ của Việt nam đối với các cơ chế nhân quyền quốc tế và các nhân viên của các cơ chế ấy là thù địch. Ông Minar Pimple, Giám đốc cao cấp của các chiến toàn cầu của Tổ chức Nhân quyền quốc tế và bà Debbie Stothard, Tổng Thư ký của Liên đoàn quốc tế về nhân quyền đã bị cấm nhập cảnh vào Hà nội trên đường tham gia phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới được tổ chức tại đây hồi tháng 9/2018.

Tình trạng này là sự đảm bảo để Nghị viện châu Âu coi vấn đề nhân quyền là trọng tâm của mối quan hệ song phương giữa Việt nam và EU, cùng với mọi ký kết giữa hai bên, kể cả hiệp định về tự do thương mại giữa Việt nam và EU (EVFTA) thay vì chỉ đơn thuần là "theo quan điểm của" EU.

Ủy ban châu Âu đánh giá EVFTA là "một đàm phán thương mại tự do nhiều tham vọng nhất chưa từng có với một nước đang phát triển" với hơn 99% thuế nhập khẩu của cả hai hướng được bãi bỏ. EVFTA đang diễn ra giữa lúc Việt nam đang bị chỉ trích mạnh bởi tình trạng hồ sơ nhân quyền tồi tệ dần và bởi thiếu vắng sự cộng tác với các tổ chức nhân quyền quốc tế. Giai đoạn cuối của EVFTA, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào mùa thu 2019, sẽ cần được sự phê duyệt của Nghị viện châu Âu.

Tác giả: People in Need

Người dịch: Thanh Mai - vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo