Việt Nam

Vợ con ông Trịnh Xuân Thanh ‘không muốn về Việt Nam’

Cập nhật lúc 06-02-2018 08:51:14 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Gia đình của ông Trịnh Xuân Thanh “không có ý định” từ Đức về Việt Nam thăm cựu quan chức dầu khí mới bị Việt Nam kết án tù chung thân lần hai vì không hy vọng vào chính quyền trong nước, theo luật sư.


Trong phiên tòa thứ hai cũng về tội tham ô thời còn nắm Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, ông Thanh hôm 5/2 bị kết án tù chung thân.
Đây là phiên tòa không công bằng, không có sự độc lập về tư pháp và bản án đã rõ ngay cả trước khi diễn ra phiên xử.
Nữ luật sư Schlagenhauf nói.

Về bản án này, nữ luật sư người Đức của cựu quan chức tỉnh Hậu Giang, bà Petra Isabel Schlagenhauf, cho VOA tiếng Việt biết rằng bà vẫn giữ quan điểm như đã nêu đối với một phiên xử khác hồi tháng trước mà ông Thanh cũng bị kết án tù chung thân.

“Đây là phiên tòa không công bằng, không có sự độc lập về tư pháp và bản án đã rõ ngay cả trước khi diễn ra phiên xử”, bà nói.

Bà Petra Schlagenhauf, nữ luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh.
Bà Petra Schlagenhauf, nữ luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh.

Nữ luật sư người Đức này nói thêm rằng “Việt Nam đang tìm cách che giấu việc bắt giữ thân chủ của tôi bằng những phiên tòa dàn dựng và phô diễn, không giống như tại các nước có pháp quyền”.

Phía Đức năm ngoái cáo buộc Việt Nam "bắt cóc" ông Thanh trong khi Việt Nam nói rằng ông "tự thú".

Việc ông Thanh liên tiếp đề nghị được về Đức gặp vợ con sau khi tuyên án là phi lý và không có cơ sở pháp lý.

Báo Đất Việt nhận định.

Tuần trước, nói lời cuối cùng trước tòa, ông Thanh cho biết ông có nguyện vọng là sau khi bị kết án, ông "được cho về gần với vợ con", và "nếu có chết thì chết trong vòng tay vợ con”.

Hôm 3/2, tờ Đất Việt đăng bài viết nói rằng việc ông Thanh “liên tiếp đề nghị được về Đức gặp vợ con sau khi tuyên án là phi lý và không có cơ sở pháp lý”, nhưng việc vợ con ông về thăm là “điều dễ dàng”.

Bà Schlagenhauf cho biết rằng bà “vẫn giữ liên lạc” với người nhà của cựu quan chức này ở Đức và họ biết “nguyện vọng” của ông Thanh.

Gia đình ông ấy biết rằng họ không thể hy vọng gì từ lãnh đạo Việt Nam hiện nay và hy vọng rằng chính phủ Đức cũng như cộng đồng quốc tế có thể giúp đỡ bằng cách nói rõ cho Việt nam rằng điều này không thể chấp nhận được.

Luật sư Schlagenhauf nói.

“Gia đình ông ấy biết rằng họ không thể hy vọng gì từ lãnh đạo Việt Nam hiện nay và hy vọng rằng chính phủ Đức cũng như cộng đồng quốc tế có thể giúp đỡ bằng cách nói rõ cho Việt nam rằng điều này không thể chấp nhận được”, nữ luật sư nói.

“Một lần nữa, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi ủng hộ mọi hành động của chính phủ Đức nhằm giải quyết vụ việc liên quan tới thân chủ của tôi”.

Một nguồn tin chính thống trong Bộ Ngoại giao Đức cho VOA tiếng Việt biết rằng chính quyền Berlin "ghi nhận cả hai phán quyết".

"Chúng tôi biết rằng các luật sư bào chữa cho ông Thanh đã kháng án trong phiên xử đầu tiên. Vì thế, hiện chúng tôi chưa có quyết định cuối cùng", nguồn tin này nói.

"Chúng tôi hoan nghênh việc các quan sát viên quốc tế có thể dự phiên tòa. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng thấy đáng tiếc rằng truyền thông quốc tế không được cho phép vào phiên tòa và luật sư Đức của ông Thanh không được cho nhập cảnh vào Việt Nam dự phiên tòa".

Ngoài ông Thanh, ông Đinh Mạnh Thắng, em trai của ông Đinh La Thăng, hôm 5/2 cũng đã bị kết án 9 năm tù giam trong vụ xử “tham ô tài sản tại Công ty Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land)".

Theo truyền thông trong nước, cả ông Thăng và ông Thanh đều kháng cáo bản án dành cho mình hồi tháng trước.

Nguồn: VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo