Sự kiện

Phỏng vấn Nguyễn Gia Kiểng

Cập nhật lúc 12-12-2016 21:15:00 (GMT+1)

 

Nguyễn Gia Kiểng là một tên tuổi không mới lạ đối với người Việt nói chung. Ông  tốt nghiệp kỹ sư và học lên cao học kinh tế tại Pháp. Ông được biết đến nhiều với tư cách là một trong những người sáng lập ra tổ chức Tập hợp dân chủ đa nguyên. Cuốn Tổ quốc ăn năn mà ông là tác giả, cũng mang lại nhiều ý kiến trái chiều.


Tháng 5/2015, một tác phẩm mới của ông nhan đề Khai sáng kỷ nguyên thứ hai, đã được giới thiệu với bạn đọc người Việt tại Mỹ. Tháng 6/2015, sách được giới thiệu với bạn đọc Việt tại Paris.

Ngày 17/12/2016, Nguyễn Gia Kiểng sẽ có mặt tại Praha để mang nội dung sách đến với cộng đồng người Việt tại Séc.

Bài phỏng vấn này với tác giả Nguyễn Gia Kiểng chỉ nhằm mục đích tiếp cận cuốn sách mới thông qua cuốn sách đầu tiên và tác giả của chúng, để rồi sau đó cùng mở ra một cánh cửa mời cộng đồng Việt tại Séc đến đàm thoại cùng tác giả. Vì một vài lý do, bài phỏng vấn được thực hiện trong một thời gian rất gấp, và được gửi nguyên văn để các bạn đọc tự cảm nhận.

*****

Thưa anh Nguyễn Gia Kiểng, xin thú thực rằng đọc Tổ quốc ăn năn đã lâu và đã không còn nhớ chi tiết, em đã chọn ra một cách tình cờ hai chương là Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi và Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung để dành cho phạm vi bài phỏng vấn này. Nếu như anh Nguyễn Gia Kiểng muốn chọn chương nào khác, xin anh hãy cho biết.

1/ Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi

TM: Mở đầu bằng câu thơ của Phạm Duy, chương Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi như "ném" người đọc về lại với dòng sông êm đềm mang tên quê hương và tuổi thơ, để rồi phải trực diện với một nhận định khá... đanh thép của tác giả rằng "Một lý do quan trọng khác khiến chúng ta kém về truyền thông là chúng ta khinh thường tiếng Việt". Tuy nhiên chỉ dưới đó một đoạn, tác giả viết:  "Những người trẻ trưởng thành tại hải ngoại có khả năng truyền thông hơn hẳn cha anh vì được huấn luyện một cách khác, được khuyến khích phát biểu; nhưng cũng vì tiếng Anh, tiếng Pháp được hấp thụ từ mẫu giáo và gần như là tiếng mẹ đẻ của họ. Họ không vướng một tiếng mẹ đẻ đã bị gạt bỏ."

Đầu tiên, xin anh cho giải thích hộ "Họ không vướng một tiếng mẹ đẻ đã bị gạt bỏ" là sao?

NGK: Xin cảm ơn Thanh Mai đã đặt câu hỏi này. Phải nhìn nhận một sự thực là cộng đồng người Việt hải ngoại đã mất căn cước văn hóa một cách rất nhanh chóng. Thế hệ thứ hai hầu như không còn sử dụng tiếng Việt nữa, họ đã gạt bỏ tiếng Việt. Họ phát biểu lưu loát hơn, mạch lạc hơn nhưng bằng tiếng Pháp, tiếng Anh hay tiếng Đức, tiếng của đất nước mà họ sinh ra hoặc lớn lên. Tại sao như vậy là một đề tài thảo luận lớn nhưng một trong những lý do chính là văn hóa của chúng ta không phong phú và ngôn ngữ cũa chúng ta quá sơ sài, cha mẹ không có gì để tự hào và cố gắng truyền lại cho con cái. Dân tộc nào xét cho cùng cũng gắn bó với nhau vì một vài cuốn sách lớn về giá trị văn học và tư tưởng, chúng ta thiếu những cuốn sách như thế.

TM: Thực tế là thế hệ trẻ ở hải ngoại phần đông đều không nói tiếng Việt tốt.  Do ảnh hưởng của văn hóa, văn minh phương Tây, họ (hầu như) không (được phép) khinh thường bất cứ điều gì, nhất là con người. Ngoại ngữ Anh, Pháp của họ tốt như tiếng mẹ đẻ, tốt hơn hẳn thế hệ thứ nhất. Nhưng như anh nói, họ làm truyền thông rất tốt.  Vậy hình như truyền thông tốt hay không tốt, không hoàn toàn phụ thuộc vào tiếng Việt, thưa anh! Và xin anh giải thích thêm.

NGK: Theo tôi họ truyền thông giỏi hơn chính nhờ sử dụng ngay từ đầu đời một ngôn ngữ phong phú và chính xác hơn. Ngôn ngữ quyết định phẩm chất của thông điệp và giá trị của truyền thông. Đàng sau mỗi ngôn ngữ là một cách suy nghĩ. Tiếng Việt của chúng ta còn sơ sài quá, chúng ta thiếu nhiều chữ, thí dụ như những chữ concept, conception, conceptualisation, conceptualiser, concevoir trong tiếng Pháp chúng ta chỉ có một từ "khái niệm" hoặc "quan niệm". Mặt khác tiếng Việt cũng chưa biết ghép tính từ với danh từ để tạo ra một tiếng mới, thí dụ như chữ "vĩ nhân" mà chúng ta mượn từ chữ Hán. Vĩ nhân là một khái niệm khác do cách ghép chữ vĩ, tính từ, với chữ nhân, danh từ, trong đó tính từ được đặt trước danh từ. Trong tiếng Việt tính từ chỉ đặt sau danh từ để nói lên một đặc tính chứ không tạo ra một từ mới. Tôi không phải là một nhà ngữ học, tôi chỉ sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý kiến nhưng cũng thấy khó khăn của tiếng Việt so với hai ngôn ngữ khác mà tôi biết là tiếng Pháp và tiếng Anh. Ngôn ngữ cũng phần nào tiết lộ lịch sử của một dân tộc. Các ngôn ngữ tiến bộ thường đặt nền tảng trên hai động từ "có" và "là", tôi là ai và tôi có gì. Trong tiếng Việt động từ nền tảng lại là "ăn". Ăn nói, ăn ở, ăn trộm, ăn cướp, ăn tiền, ăn nằm, ăn ảnh, ăn năn, ăn thua v.v. Sự kiện chúng ta đồng hóa "thắng" và "ăn", nghĩa là kẻ thắng với kẻ được ăn, kẻ thua với kẻ không được ăn cũng chứng tỏ rằng trước khi tiếp xúc với nền văn minh Trung Hoa chúng ta còn ở một trình độ phát triển rất thấp. Mặt khác kinh nghiệm của các dân tộc đã chứng tỏ rằng một dân tộc muốn tiến lên phải sử dụng ngôn ngữ của mình chứ không thể vay mượn một ngôn ngữ khác dù hoàn chỉnh đến đâu. Hãy so sánh Hàn Quốc và Philippines. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là cải tiến tiếng Việt nếu muốn vươn lên.

TM: "Nếu tiếng Việt ta chưa hoàn chỉnh thì ta cần cải thiện và phong phú nó – thêm vào một số âm, chấp nhận thêm một số từ đa âm, chế ra một số tiếng mới cho những ý niệm mới – rồi tiếp tục phát huy nó. Ngôn ngữ là một cố gắng sáng tạo không ngừng"  Anh viết những dòng trên đây vào thời điểm khi chưa có blog, chưa có các diễn đàn và mạng xã hội, và cùng với nó chưa có các ngôn ngữ @.  

Anh có hài lòng với sự sáng tạo ngôn ngữ của lớp trẻ ngày nay? Tại sao? Anh có thể cho biết, sự sáng tạo trong ngôn ngữ cần bao hàm giá trị gì để anh có thể hài lòng với nó? 

NGK: Tôi chưa thể hài lòng. Ngôn ngữ FB và Twiter mà tôi gặp thường ngày không tạo ra những tiếng mới mà thường chỉ là cách viết lóng, đôi khi ẩu, một từ có sẵn, thí dụ như "rùi" thay cho "rồi". Điều mà chúng ta cần là những từ mới để chỉ những khái niệm mới. Trong nhiều trường hợp chúng ta có thể lấy ngay tiếng Anh thay vì cố dịch ra tiếng Hán Việt và làm sai nghĩa và không giúp chúng ta tiếp thu một khái niệm mới một cách đúng đắn. Thí dụ như politics có nghĩa là "việc của thành phố", nghĩa là "việc nước" vì vào thời cổ Hy Lạp mỗi thành phố là một nước nhỏ. Chúng ta dịch politics thành "chính trị", một khái niệm gần như đồng nghĩa với cai trị hay quyền lực. Hậu quả là người ta không thấy chính trị ngày nay phải khác hẳn với ngày xưa. Nhiều người nói "tôi không quan tâm tới chính trị" là do cách hiểu đó. Nếu thay vì chính trị chúng ta dịch là "việc nước" thì chắc ít ai nói "tôi không quan tâm tới việc nước".

2/ Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung

TM: Hẳn là để viết chương này anh đã phải nghiên cứu nhiều sách lịch sử, mặc dù không thấy anh dẫn nguồn tư liệu như thói quen thường gặp ở các học giả được đào tạo lâu năm ở phương Tây như anh.  Để hiểu thêm chương sách, xin anh cho biết, "người ta" là ai. Ai là người "trọng Hồ khinh Mạc" mà hình như anh đang phản biện? Và các nguồn sách, tác giả nào đã được anh tin tưởng sử dụng.

NGK: Như tôi đã xác nhận trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn và trong nhiều dịp khác tôi không phải là một nhà nghiên cứu. Tôi là một người hoạt động chính trị. Người hoạt động chính trị cần nói những điều đúng, hay ít nhất những điều mà mình có lý do vững chắc để tin là đúng, nhưng không cần dẫn nguồn một cách tỉ mỉ như một nhà khảo cứu. Về Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung trong tất cả các bài học lịch sử mà tôi đã học ở tiểu học và trung học và trong hầu như tất cả các sách sử mà tôi đã đọc hầu như lúc nào Hồ Quý Ly cũng được ca tụng là người tài giỏi dù đôi khi cũng bị chê là đã làm mất nước, trong khi Mạc Đăng Dung thì hầu như lúc nào cũng bị mạt sát. Tôi cũng đã thảo luận với nhiều trí thức và cũng thấy như vậy. Tôi thấy đây là một thành kiến sai. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê là chuyện cung đình của giai cấp thống trị nhưng Mạc Đăng Dung không làm mất nước. Trái lại Hồ Quý Ly chỉ là một người bất tài tham lam và làm mất nước. Nên nhớ Hồ Quý Ly không tự coi là người Việt. Ngay khi cướp được ngôi của nhà Trần ông ta đã đổi tên nước là Đại Ngu theo tên nước cũ của ông bên Tầu. Ông ta đã làm đất nước tan hoang và sau cùng cả vua tôi phải đầu hàng bẩy tên lính của nhà Minh.

Những điều này mọi sách sử của Việt Nam đều ghi. Tôi cũng nhân dịp này giới thiệu một bộ sử mới mà tôi cho là bộ sử đầy đủ và đúng đắn nhất của Việt Nam. Đó là bộ "Nhìn lại sử Việt" của Lê Mạnh Hùng. Mọi người quan tâm đến lịch sử Việt Nam đều nên đọc bộ sử này.

TM: Trong chương viết này chỉ viện dẫn đánh giá của Nguyễn Trãi với Hồ Quý Ly, ngoài ra không có bất cứ ý kiến nào ngoài ý kiến chủ quan của tác giả. Trong khi đó, Mạc Đăng Dung sinh sau Nguyễn Trãi, vì vậy Nguyễn Trãi không thể có bất cứ ý kiến gì về Mạc Đăng Dung

Anh nói sao nếu như có ai đó cho rằng đưa vào chương viết đánh giá của Nguyễn Trãi với Hồ Quý Ly chỉ là bao biện? (*)

NGK: Tôi không hiểu lập luận này. Nguyễn Trãi là một trí tuệ lớn của Việt Nam. Bài Bình Ngô Đại cáo của ông gần như một tuyên ngôn độc lập. Viện dẫn Nguyễn Trãi đâu có gì là sai trái, không nhắc tới quan điểm của ông là một thiếu sót.

TM:Chương viết kết thúc bằng câu:

"Cho đến ngày nay, lập trường trọng Hồ khinh Mạc vẫn còn ngự trị, điều đó chứng tỏ trí tuệ tập thể chúng ta vẫn còn mê muội, tâm lý của chúng ta vẫn chưa được khai thông“

Cũng vẫn để hiểu thêm thông điệp của tác giả, xin anh cho biết, phải chăng không trọng Hồ, không khinh Mạc mới là đúng? Hay là phải trọng Hồ, phải trọng Mạc?  Hay là tuân thủ nguyên tắc dân chủ mỗi chúng ta có quyền được tiếp cận thông tin, tài liệu khác nhau từ các nguồn nghiên cứu lịch sử khác nhau và  có quyền bảo lưu ý kiến của mình và đồng thời tôn trọng ý kiến người khác?  Và cuối cùng thì thông điệp mà anh muốn chuyển tải ở chương này là gì?

NGK: Điều tôi muốn truyền tải chỉ giản dị là không nên đọc lịch sử để khen hay chê mà để hiểu dân tộc mình qua mỗi giai đoạn. Thí dụ như việc nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê phải được nhìn đúng với ý nghĩa của nó. Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc nước ta đã thay đổi. Thành phần thượng lưu vùng châu thổ sông Hồng, với trung tâm là Hải Dương, quê hương của Mạc Đăng Dung, đã hội nhập vào văn hóa Trung Hoa trong khi giai cấp quí tộc vùng Thanh Hóa - Nghệ An vẫn còn giữ bản sắc Văn Lang và ý chí độc lập. Các vua Lê dù làm chủ nước Việt vẫn tự coi là các động chủ Mường. Tình trạng này gây mâu thuẫn với giới nho sĩ miền Bắc và cuối cùng đưa đến việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Nên lưu ý là các danh sĩ Bắc Hà  như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan tuy không hưởng ứng nhưng cũng không phản đối việc thoán đoạt này. Còn việc Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần thì chỉ thuần túy vì lòng tham. Hồ Quý Ly đã làm đất nước kiệt quê và cuối cùng mất về tay nhà Minh. Dù không lên án Hồ Quý Ly phản nghịch cũng phải luận tội làm mất nước.

*****

600 trang sách Tổ quốc ăn năn là một nỗ lực kiên trì và khổng lồ.

Đoạn dưới đây trong chương kết của Tổ quốc ăn năn có lẽ chính là thông điệp ngắn gọn và giá trị nhất của toàn bộ cuốn sách:

„Kinh tế không phải là tất cả. Hạnh phúc của một dân tộc không phải chỉ là lợi tức trung bình trên mỗi đầu người, càng không phải là tỷ lệ tăng trưởng 5 hay 10% mỗi năm. Còn nhưng điều cao hơn, và cao hơn nhiều. Đó là phẩm giá, là quyền được nói và làm điều minh muốn, là quyền được sống mà không sợ bị bắt giam vô cớ, được phát triển khả năng của mình mà không cần đút lót, và được tham dự vào những quyết định quan trọng cho cộng đồng. Những điều này chỉ có một chế độ dân chủ có thể đem lại.“

Có lẽ nó cũng là tiền đề để bước vào cuốn sách thứ hai của tác giả, mang tên Khai sáng kỷ nguyên thứ hai, hơn 280 trang, được giới thiệu trên trang facebook của Tập hợp dân chủ đa nguyên từ tháng 2/2015.

3/ Khai sáng kỷ nguyên thứ hai: ở đây, xin chỉ chú trọng vào chương 7 của cuốn sách - Đấu tranh thiết lập dân chủ đa nguyên. 

TM: Thưa anh Nguyễn Gia Kiểng, cuốn sách đưa ra 4 điều kiện cần và đủ cho cuộc cách mạng dân chủ và 5 giai đoạn vận động dân chủ - hơi tương tự khuôn mẫu 3 không 4 tốt của Trung Hoa, nhưng không sao nếu như  logic.

Điều kiện đầu tiên nói rằng "mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi"

Vaclav Havel cho rằng, mỗi con người trong chế độ cộng sản đều là một mắt xích giúp cho cỗ máy chuyên chế vận hành. Họ vừa là nạn nhân vừa là đồng phạm. Họ có thể cho rằng tình trạng hiện hữu là tệ hại. Song để thay đổi thì không. Và không dám, như vẫn đang không dám tại Việt Nam và Cuba.

Tập hợp có kế sách gì với tình trạng này?

NGK: Điều hiển nhiên không ai có thể chối cãi là trừ một thiểu số trục lợi rất nhỏ mọi người Việt Nam hiện nay đều đồng ý rằng chế độ cộng sản là rất tệ hại và phải thay đổi, tuy vậy quần chúng vẫn phải sống và để sống họ phải miễn cưỡng hợp tác với chế đô và gián tiếp giúp nó tiếp tục tồn tại. Đó là một nghịch lý. Điều chúng ta cần ý thức là mỗi dân tộc đều là sản phẩm của lịch sử của chính mình và do đó có mức độ đoạn tuyệt và vùng dậy khác nhau. Đó là mức độ mà sự phẫn nộ biến thành ý chí đấu tranh và khiến con người lấy quyết định đứng dậy. Tại nước ta và Trung Quốc điểm đoạn tuyệt đó lâu đạt đến vì di sản văn hóa. Do truyền thống Khổng Giáo chúng ta chỉ có những người khoa bảng chuyên môn với chức năng làm công cụ cho chính quyền chứ không có những con người dám và có thể suy tư một cách độc lập về những vấn đề của đất nước và dám chấp nhận mọi thử thách để tranh đấu cho lập trường của mình, nghĩa là những trí thức chính trị. Chính sự thiếu vắng những trí thức chính trị đã khiến chúng ta không ý thức được rằng chấm dứt độc tài và thiết lập dân chủ là cuộc cách mạng lớn nhất trong lịch sử nước ta và không nhìn thấy những điều kiện phải có hoặc phải tạo ra để thành công cuộc cách mạng này. Cũng vì sự thiếu vắng này mà chúng ta không đồng ý được với nhau về lộ trình vận động dân chủ và những việc phải làm cho mỗi giai đoạn. Cố gắng của THDCĐN là góp phần giúp trí thức Việt Nam nhìn rõ những điều kiện phải hội đủ và những chặng đường phải đi qua trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. Ý chí đấu tranh sẽ đến khi người ta hiểu phải làm gì. Không có gì mạnh bằng một ý kiến đã chín muồi. Chúng tôi tin rằng tình hình đang chín muồi. Chúng ta đã bắt đầu có những trí thức chính trị và hàng ngũ của họ ngày càng đông.

Các giai đoạn trong 5 giai đoạn dưới đây đều có gì đó như tương đồng với các giai đoạn tiến tới giành chính quyền ngày xưa những năm 1945.  Không ít các cơ sở quần chúng ngày đó đã bị thủ tiêu. Không ít các phương tiện được dùng không đúng mục đích.

5 giai đoạn của cuộc vận động dân chủ - xây dựng một cơ sở tư tưởng - xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt - xây dựng kiểm điểm phương tiện - xây dựng cơ sở quần chúng - tiến công giành chính quyềnXin anh Nguyễn Gia Kiểng cho biết tại sao người dân vẫn nên tin mô hình này, cho dù lịch sử đã trải qua các kinh nghiệm cay đắng đến nhường kia?

NGK: Bốn điều kiện cần và đủ để cuộc cách mạng dân chủ thành cộng và năm giai đoạn của cuộc vận động dân chủ là thành quả của một nghiên cứu chăm chú các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Khi chúng tôi đi đến kết luận này nhiều anh em trong nhóm khởi đầu của THDCĐN đã bỏ cuộc vì thấy cuộc đấu tranh quá dài và khó khăn. Nhưng đó là một kết luận khách quan mà ta phải tin và chấp nhận dù muốn hay không. Người ta không thể thành công một công trình nào cả nếu không biết trước phải làm những gì và phải làm như thế nào. Trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai chúng tôi đã nhận định rằng hai giai đoạn đầu đòi hỏi nhiều thời gian và cố găng nhất, thường thường phải vài thập niện, nhưng một khi hai giai đoạn này đã hoàn tất thắng lợi có thể giành được rất nhanh chóng, trong vài năm, thậm chí vài tháng. THDCĐN đã kiên trì theo đuổi lột trình này và có thể nói hai giai đoạn này đã hoàn tất được một phần lớn.

Chúng ta càng có lý do để lạc quan vì một làn sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới, đang trào dâng và sẽ cuốn đi những chế độ độc tài cuối cùng. ĐCSVN đại diện cho một quá khứ bắt buộc phải qua đi trong khi dân chủ đa nguyên là một tương lai bắt buộc phải đến và sắp đến.

Danh sách các câu hỏi còn dài, kính mời cộng đồng tham gia một cuộc đối thoại thực sự cởi mở. Buổi gặp gỡ với ông Nguyễn Gia Kiểng và giới thiệu sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai sẽ được nhóm Văn Lang tổ chức vào ngày 17/12/2016 tại Phòng họp Hotel Lifestyle. V Lužích 999/1, 142 00 Praha-Libuš.

(*)Chú thích (Theo wiki) Hồ Quý Ly  1336 – 1407; Nguyễn Trãi 1380 - 1442; Mạc Thái Tổ  1483 - 1541

Thanh Mai- vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #6 Đỗ Xuân Cang: Phản biện với chị Thanh Mai

    15-12-2016 22:49

    Câu hỏi TM về chương 7 của KSKNTH. Có phải TM lấy lời của Havel ra như 1 minh chứng cho sai lầm của điều kiện 1 "mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi"?. Nếu đung như vậy thì TM đã hiểu sai. Vì 2 cái đó nói về 2 vấn đề khác nhau. Điều kiện chỉ nói đến nhận thức của người dân về nhà cầm quyền, chứ không nói đến khả năng phản ứng của người dân với nhà cầm quyền (NCQ). Nhận định của Havel cũng tương đồng với nhận định chung của KSKNTH về quần chúng. Chính vì vậy Vận động quần chúng phải nó là bước cuối cùng.
    Chỉ dấu của điều kiện 1 không phải là số lượng người xuống đường, không phải là sự phản kháng của người dân chống lại những áp chế cụ thể của NCQ. Chỉ dấu đó là sự mất niềm tin vào tương lai dưới chế độ này. ví dụ: nếu cái cột đèn có chân nó cũng đi. Ví dụ công bộc NCQ cũng lo chuẩn bi cho mình tương lai không ở VN. Có rất nhiều người đã ngộ nhận về điều kiện 1 này.
    Nói về 4 điều kiện có lẽ nên đi thẳng vào vấn đề : nó đúng hay sai, đã đủ chưa? thừa hay thiếu?.
  • #5 Đỗ Xuân Cang: Họp mặt vào lúc nào

    15-12-2016 22:26

    Trân trọng kính mời quý bạn hữu tham gia Buổi gặp gỡ với ông Nguyễn Gia Kiểng và giới thiệu sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai.
    Sự kiện sẽ được tổ chức vào 16 giờ ngày 17/12/2016 tại Phòng họp Hotel Lifestyle. V Lužích 999/1, 142 00 Praha-Libuš.
  • #4 Hong Van: Họp mặt lúc nào

    14-12-2016 13:56

    Các anh chị mời di hop nhưng không báo giơ họp.
  • #3 Khau Mười:

    13-12-2016 23:02

    Chuyện của 10 năm trước
    Tôi đã đọc cuốn Tổ quốc ăn năn của Nguyễn Gia Kiểng cách đây 10 năm từ một người bạn. Vì chơi với nhau đã lâu nên rất hiểu tính nhau. Sách hắn đưa cho tôi hoặc là rất hay, hoặc là phải tốn rất nhiều bia để tranh cãi. Biết trước được điều này, nên tôi đọc rất thận trọng.
    Khi đọc đến chương Anh hùng nước Nam, phần một Đất nước và con người nói về nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ (trang 96 dòng 11 từ trên xuống sách đã dẫn: “… Nguyễn Huệ xuất thân là tướng cướp, nhờ liên hệ với quân Thượng và quân gốc Chiêm Thành và đám cướp biển người Tàu mà mạnh dần lên, rồi nhờ tài dùng binh mà lên làm vua. Ông là người đặc biệt hung tợn và hiếu sát…”), đúng như lời giới thiệu trước của ông, tôi giật mình, vội lật ngay trang cuối xem nguồn tra cứu của ông: Trắng trơn! Một nhận xét hết sức cảm tính, không có cơ sở khoa học.
    Tìm hiều về ông, tôi được biết: ông là một trí thức được đào tạo rất bài bản tại Pháp; không chỉ là một nhà kỹ thuật, ông còn là một nhà kinh tế, ông đã từng làm chuyên viên ngân hàng và dạy môn kinh tế chính trị tại đại học Minh Đức Sài Gòn rồi làm phụ tá Bộ trưởng kinh tế với hàm Thứ trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1982 ông rời Việt Nam sang định cư tại Pháp. Trở lại Pháp ông hành nghề kĩ sư và kinh doanh. Ông trở thành chủ tịch tổng giám đốc một công ty tham vấn cho đến lúc nghỉ hưu 2005. Ngay khi trở lại Pháp ông đã cùng một số trí thức Việt thành lập nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên. Cuốn Tổ quốc ăn năn của ông có lẽ đã được thai nghén và ra đời trong khoảng thời gian này. Nguyễn Gia Kiểng – một trí thức có tầm, một doanh nhân, một nhà hoạt động chính trị không mệt mỏi cho một nền dân chủ ở quê nhà!
    Một trí thức có tầm, vậy phương pháp luận của ông không thể hồ đồ, phản khoa học như vậy được?
    Phải chăng đây là một chiêu quảng cáo, tiếp thị của ông cho đứa con tinh thần của mình? Vì tò mò, nên nhiều người quan tâm. Vừa bán được sách, vừa chuyển tải được điều ông mong muốn. Thật “nhất cử, lưỡng tiện”! Nhà kinh doanh, nhà hoạt động chính trị trong ông là một!
    Đọc sách có muôn vàn cách đọc. Nếu tìm hiểu về lịch sử, triết học … thì nên tìm những sách do các nhà chuyên môn họ viết mà đọc!
    Sau một trận bia đến mềm cả lưỡi, ông “bạn vàng” của tôi gật gù:“mày có lý”; loạng choạng hắn đứng dậy móc ví trả tiền bia.
    Khau Mười
  • #2 Khau Mười: Chuyện của 10 năm trước

    13-12-2016 23:00

    Chuyện của 10 năm trước
    Tôi đã đọc cuốn Tổ quốc ăn năn của Nguyễn Gia Kiểng cách đây 10 năm từ một người bạn. Vì chơi với nhau đã lâu nên rất hiểu tính nhau. Sách hắn đưa cho tôi hoặc là rất hay, hoặc là phải tốn rất nhiều bia để tranh cãi. Biết trước được điều này, nên tôi đọc rất thận trọng.
    Khi đọc đến chương Anh hùng nước Nam, phần một Đất nước và con người nói về nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ (trang 96 dòng 11 từ trên xuống sách đã dẫn: “… Nguyễn Huệ xuất thân là tướng cướp, nhờ liên hệ với quân Thượng và quân gốc Chiêm Thành và đám cướp biển người Tàu mà mạnh dần lên, rồi nhờ tài dùng binh mà lên làm vua. Ông là người đặc biệt hung tợn và hiếu sát…”), đúng như lời giới thiệu trước của ông, tôi giật mình, vội lật ngay trang cuối xem nguồn tra cứu của ông: Trắng trơn! Một nhận xét hết sức cảm tính, không có cơ sở khoa học.
    Tìm hiều về ông, tôi được biết: ông là một trí thức được đào tạo rất bài bản tại Pháp; không chỉ là một nhà kỹ thuật, ông còn là một nhà kinh tế, ông đã từng làm chuyên viên ngân hàng và dạy môn kinh tế chính trị tại đại học Minh Đức Sài Gòn rồi làm phụ tá Bộ trưởng kinh tế với hàm Thứ trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1982 ông rời Việt Nam sang định cư tại Pháp. Trở lại Pháp ông hành nghề kĩ sư và kinh doanh. Ông trở thành chủ tịch tổng giám đốc một công ty tham vấn cho đến lúc nghỉ hưu 2005. Ngay khi trở lại Pháp ông đã cùng một số trí thức Việt thành lập nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên. Cuốn Tổ quốc ăn năn của ông có lẽ đã được thai nghén và ra đời trong khoảng thời gian này. Nguyễn Gia Kiểng – một trí thức có tầm, một doanh nhân, một nhà hoạt động chính trị không mệt mỏi cho một nền dân chủ ở quê nhà!
    Một trí thức có tầm, vậy phương pháp luận của ông không thể hồ đồ, phản khoa học như vậy được?
    Phải chăng đây là một chiêu quảng cáo, tiếp thị của ông cho đứa con tinh thần của mình? Vì tò mò, nên nhiều người quan tâm. Vừa bán được sách, vừa chuyển tải được điều ông mong muốn. Thật “nhất cử, lưỡng tiện”! Nhà kinh doanh, nhà hoạt động chính trị trong ông là một!
    Đọc sách có muôn vàn cách đọc. Nếu tìm hiểu về lịch sử, triết học … thì nên tìm những sách do các nhà chuyên môn họ viết mà đọc!
    Sau một trận bia đến mềm cả lưỡi, ông “bạn vàng” của tôi gật gù:“mày có lý”; loạng choạng hắn đứng dậy móc ví trả tiền bia.
    Khau Mười
  • #1 Khau Mười: Chuyện của 10 năm trước

    13-12-2016 22:54

    Chuyện của 10 năm trước
    Tôi đã đọc cuốn Tổ quốc ăn năn của Nguyễn Gia Kiểng cách đây 10 năm từ một người bạn. Vì chơi với nhau đã lâu nên rất hiểu tính nhau. Sách hắn đưa cho tôi hoặc là rất hay, hoặc là phải tốn rất nhiều bia để tranh cãi. Biết trước được điều này, nên tôi đọc rất thận trọng.
    Khi đọc đến chương Anh hùng nước Nam, phần một Đất nước và con người nói về nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ (trang 96 dòng 11 từ trên xuống sách đã dẫn: “… Nguyễn Huệ xuất thân là tướng cướp, nhờ liên hệ với quân Thượng và quân gốc Chiêm Thành và đám cướp biển người Tàu mà mạnh dần lên, rồi nhờ tài dùng binh mà lên làm vua. Ông là người đặc biệt hung tợn và hiếu sát…”), đúng như lời giới thiệu trước của ông, tôi giật mình, vội lật ngay trang cuối xem nguồn tra cứu của ông: Trắng trơn! Một nhận xét hết sức cảm tính, không có cơ sở khoa học.
    Tìm hiều về ông, tôi được biết: ông là một trí thức được đào tạo rất bài bản tại Pháp; không chỉ là một nhà kỹ thuật, ông còn là một nhà kinh tế, ông đã từng làm chuyên viên ngân hàng và dạy môn kinh tế chính trị tại đại học Minh Đức Sài Gòn rồi làm phụ tá Bộ trưởng kinh tế với hàm Thứ trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1982 ông rời Việt Nam sang định cư tại Pháp. Trở lại Pháp ông hành nghề kĩ sư và kinh doanh. Ông trở thành chủ tịch tổng giám đốc một công ty tham vấn cho đến lúc nghỉ hưu 2005. Ngay khi trở lại Pháp ông đã cùng một số trí thức Việt thành lập nhóm Tập hợp dân chủ đa nguyên. Cuốn Tổ quốc ăn năn của ông có lẽ đã được thai nghén và ra đời trong khoảng thời gian này. Nguyễn Gia Kiểng – một trí thức có tầm, một doanh nhân, một nhà hoạt động chính trị không mệt mỏi cho một nền dân chủ ở quê nhà!
    Một trí thức có tầm, vậy phương pháp luận của ông không thể hồ đồ, phản khoa học như vậy được?
    Phải chăng đây là một chiêu quảng cáo, tiếp thị của ông cho đứa con tinh thần của mình? Vì tò mò, nên nhiều người quan tâm. Vừa bán được sách, vừa chuyển tải được điều ông mong muốn. Thật “nhất cử, lưỡng tiện”! Nhà kinh doanh, nhà hoạt động chính trị trong ông là một!
    Đọc sách có muôn vàn cách đọc. Nếu tìm hiểu về lịch sử, triết học … thì nên tìm những sách do các nhà chuyên môn họ viết mà đọc!
    Sau một trận bia đến mềm cả lưỡi, ông “bạn vàng” của tôi gật gù:“mày có lý”; loạng choạng hắn đứng dậy móc ví trả tiền bia.
    Khau Mười
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo