Sự kiện

Tháng Tám 1968- sự kiện lịch sử luôn mang ý nghĩa thời sự

Cập nhật lúc 21-08-2018 10:03:05 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Ngày 21 tháng Tám 1968, Hồng quân Liên Xô đã dân đầu bộ đội các nước chư hầu trong khối Hiệp ước Warsawa tràn vào đè bẹp Mùa Xuân Praha. Với người dân Tiệp Khắc, chấn thương tâm lý do đạo quân xâm lược gây ra chưa tới mức kinh hoàng trước sự đầu hàng vô điều kiện của tầng lớp lãnh đạo nhà nước thời kỳ đó.


>20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

“Tuyệt đại đa số nhân dân đã đứng lên sau lưng họ, sẵn sàng hy sinh còn họ có trong tay hậu thuẫn ấy đã đầu hàng,” Petr Blažek, nhà sử học từ Viện Nghiên cứu các chế độ độc tài (ÚSTR) bình luận và đồng thời cảnh báo: “Ngày nay nước Nga đã trở lại- hệt như trước đây khi Liên bang Xô Viết hình thành- chế độ độc tài và mị dân.”

“Cho tới ngày nay, cuộc xâm lược quân sự cách đây mấy chục năm vẫn còn nguyên tính thời sự. Nhất là vì chính sách thống trị của Nga. Điện Kreml lại muốn viết lại lịch sử và đường biên giới,” Petr Blažek tuyên bố trong phỏng vấn với báo điện tử Aktuálně.cz.

“Người Czech và Slovakia chắc chắn phải tìm câu trả lời, vì sao hiện nay giới chức bảo thủ Nga cố tình vẽ vời Mùa Xuân Praha như phong trào phản cách mạng do phương Tây thúc đẩy và quân đội Warsawa tràn vào Tiệp Khắc là hành động giúp đỡ anh em hữu nghị,” Petr Blažek phân tích. Năm ngoái, đài truyền hình Quốc gia Nga đã phát loạt phim tài liệu lịch sử, trong đó có tập nói về sự kiện tháng Tám 1968 ở Tiệp Khắc, vẽ vời hình ảnh Hồng quân Liên Xô như những chiến sĩ giải phóng Tiệp Khắc, tương tự như lớp cha anh họ từng giải phóng Tiệp Khắc khỏi quân phát-xít Đức năm 1945.

Dĩ nhiên thái độ lập lờ lẫn lộn trắng đen này của truyền thông Nga không đánh lừa được dư luận xã hội. Theo giáo sư Cyril Höschl, giám đốc Trung tâm thần kinh Praha, trưởng khoa Thần kinh 3 khoa Y trường tổng hợp UK, thì chấn thương tâm lý của người dân Tiệp Khắc sau sự kiện tháng Tám 1968 vẫn ảnh hưởng tới tâm lý người Czech tới tận bây giờ. “Nhiều hơn chúng ta nghĩ hay thú nhận rất nhiều,” giáo sư Cyril Höschl giải thích. Theo vị giáo sư tâm lý, thì con người thường không ý thức hết được, rằng những cảm xúc mạnh mẽ và trải nghiệm từ các tình huống nguy hiểm để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm lý như thế nào.

“Thế hệ chúng tôi nhìn cuộc xâm lược này là cú đòn bất công lịch sử kinh hoàng từ những kẻ hèn hạ đểu cáng không gì có thể biện minh. Và cảm giác này tôi và những người trải qua sẽ phải mang theo đến lúc chết,” giáo sư tâm lý hàng đầu CH Czech nói về hậu quả tâm lý cuộc xâm lược của Liên Xô đối với người dân Tiệp Khắc.

Vì thế cho nên, thái độ cảnh giác của đa số trong xã hội Czech hiện nay với Liên bang Nga là phần nào có cơ sở và dễ hiểu.

(David Nguyen- Aktuálně.cz)

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo