Sân khấu

Angelina Jolie lên án bạo lực tình dục đối với phụ nữ Rohingya

Cập nhật lúc 17-11-2017 08:21:16 (GMT+1)
Nữ diễn viên Angelina Jolie.

 

Diễn viên nổi tiếng của Hollywood, Angelina Jolie, lên án hành động bạo lực tình dục đối với phụ nữ Rohingya ở bang Rakhine, Myanmar, nơi hoạt động chống nổi loạn của quân đội đã khiến hàng trăm nghìn người tị nạn Hồi giáo Rohingya phải vượt biên giới trốn sang Bangladesh, theo Reuters.


Kể từ cuối tháng 8, hơn 600.000 người Hồi giáo Rohingya đã phải bỏ trốn khỏi quốc gia đa số là người Phật giáo vì hoạt động của quân đội mà các giới chức hàng đầu LHQ mô tả là “thanh lọc sắc tộc”.

Với cương vị là đặc sứ của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), Angelina Jolie nói với một phái đoàn Bangladesh ở thành phố Vancouver, Canada, rằng cô có kế hoạch thăm các nạn nhân bạo lực tình dục Rohingya.

Reuters trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bangladesh ngày 16/11 cho biết thêm rằng “Sau đó, cô đã đề cập trong bài phát biểu quan trọng về bạo lực tình dục mà hầu hết phụ nữ Rohingya, những người đã trốn sang Bangladesh và lên án cuộc xung đột vũ trang ở Myanmar, đang phải đối mặt”.

Bộ Ngoại giao Bangladesh không đưa ra chi tiết về chuyến đi của Angelina Jolie.

Cũng trong ngày 16/11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở ở New York buộc tội các lực lượng an ninh Myanmar đã hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái như một phần của chiến dịch thanh lọc sắc tộc.

Cáo buộc này lặp lại một cáo buộc của đặc phái viên Liên Hiệp Quốc Pramila Patten trong tuần này về tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột. Ông Patten nói bạo lực tình dục “được chỉ đạo, dàn dựng và thực hiện bởi các lực lượng vũ trang Myanmar”.

Quân đội Myanmar hôm thứ Hai công bố một báo cáo bác bỏ tất cả các cáo buộc về các vụ hãm hiếp và giết người của lực lượng an ninh. Báo cáo được đưa ra vài ngày sau khi viên tướng phụ trách hoạt động bị thay thế.

Trong phiên họp quốc hội hôm thứ Tư, Thủ tướng Sheikh Hasina nói với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Bangladesh sẽ vượt qua trở ngại để giải quyết cuộc khủng hoảng người Rohingya.

Có khoảng 300.000 người tị nạn Rohingya ở Bangladesh trước khi xảy ra cuộc di dân mới nhất.

Nguồn: VOA

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo