Phong tục

Khám phá ý nghĩa quả trứng gà trong Lễ Phục Sinh

Cập nhật lúc 30-03-2018 10:37:42 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Trứng được coi là biểu tượng không thể thiếu trong mỗi mùa Lễ Phục Sinh. Nhưng có lẽ không phải ai cũng tường tận về ngày lễ quan trọng bậc nhất của Kito Giáo (tôn giáo có đông tín hữu nhất, với những con số ước tính từ 1,5 tỉ đến 2,1 tỉ người) cũng như về quả trứng Phục Sinh. Bạn đọc có thể tìm thấy câu trả lời trong bài viết dưới đây.


Nguồn gốc về ngày Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh hay còn được gọi Thánh lễ Phục Sinh dựa vào nguồn gốc Lễ Vượt Qua của Do Thái giáo.

Đây là một trong những dịp lễ quan trọng của Kito Giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện Chúa phục sinh từ cõi chết sau khi bi đóng đinh trên thập tự giá. Năm nay, Lễ Phục Sinh rơi vào ngày 1/4.

Một trong những biểu tượng của ngày Lễ Phục Sinh chính là hình tượng chú thỏ (khả năng sinh sản) và những quả trứng. 

Tại sao ta chọn trứng cho lễ Phục Sinh?

Trứng vốn là biểu tượng cổ xưa của lễ Phục sinh. Từ thế kỷ thứ 12, Thứ Bảy phục sinh người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghĩa đẹp: màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh.

Trứng còn biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết người chết được tẩm liệm người ta để trong quan tài một cái trứng biểu tượng cho cứu chuộc và sự sống đời sau, trên quan tài người chết thường cúng cơm có trứng gà. Người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, Chúa Jesu bị hành hạ đánh đập qua những đoạn đường dài khổ cực vác thánh giá rồi bị đóng đinh chết an táng trong ngôi mộ đá đã đập vỡ cửa mồ và sống lại.

Theo cách giải thích của Tôn Giáo thì các Kitô hữu tiên khởi xem trứng như biểu tượng của sự phục sinh của Chúa Jesu. Quả trứng Phục Sinh được trang trí chính là một phương tiện chuyển thông sứ điệp phục sinh đó là sự đổi mới và sức sống. Chính vì vậy, trong dịp Lễ Phục Sinh chúng ta thường trao nhau những trái trứng được trang trí nhiều kiểu dáng với mong muốn cầu chúc may mắn và no đủ cho nhau.

Người ta còn nghĩ ra những trò chơi liên quan tới trứng. Trong dịp này, trẻ em sẽ được dẫn đến những khu vườn hoặc những khu rừng dành cho lễ hội. Trứng được giấu trong các bụi cây, dưới những đám cỏ… để chúng đi tìm. Bên cạnh đó, trên bàn ăn hay bàn tiệc, người ta có bày các món ăn liên quan đến trứng.

Có thể kể đến một số món ăn dưới đây:

Salad trứng luộc cắt nhỏ với cả loại rau củ và thịt xông khói.

Mỳ miso ăn kèm trứng luộc, nấm, đậu phụ.

Món salad rau chân vịt với nấm, hành tây, phô mai, trứng luộc và bánh mỳ cắt nhỏ.

Bánh mỳ nướng ăn kèm trứng luộc và dưa chuột bao tử.

 

Trứng luộc có nhân là lòng đỏ trứng trộn cá hồi xông khói.  

Nguồn: DTK,QV


 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo