Phong tục

Lễ Phục Sinh - Những điều hay nên biết

Cập nhật lúc 03-04-2010 04:15:25 (GMT+1)
Ảnh minh họa- Nguồn: dryicons

 

Ở các nước theo Thiên chúa giáo, lễ Phục sinh là một mùa lễ quan trọng để tưởng nhớ chúa Giêsu đã tái sinh lại sau ba ngày chết. Bên cạnh đây cũng là dịp họp mặt gia đình tặng quà cho các em nhỏ.


NGUỒN GỐC LỄ PHỤC SINH

Trong Kitô giáoTây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980.

Giáo hoàng Benedict XVI chủ trì lễ Phục sinh cùng với giáo dân tại Vatican

Giáo hoàng Benedict XVI chủ trì lễ Phục sinh cùng với giáo dân tại Vatican

Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch mặt trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.

Ngày Phục Sinh năm nay rơi vào ngày Chủ nhật 12/4 (Tây phương) và 19/4 (Đông phương).

Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3.

Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là lễ Phục sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáoRôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julian bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664.

Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregorian để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julian, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.

Người ta thường tặng nhau trứng Phục sinh làm từ chocolate

Người ta thường tặng nhau trứng Phục sinh làm từ chocolate

 Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.

Ngoài những truyền thống tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được làm từ sôcôla.

Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến picnic cho cả gia đình.

Mặc dù kinh tế đang khủng hoảng nhưng người dân thế giới đặc biệt là người theo Kitô giáo năm nay vẫn rộn ràng đón Lễ Phục Sinh.

Một trích đọan trong Kinh Thánh viết: “Lễ Phục Sinh năm nào cũng nhằm vào Mùa Xuân, mùa hoa lá đâm chồi, nảy lộc phô bày một sức sống mới sau những tháng mùa đông giá lạnh. Sự sống trong Chúa Jesus cũng vậy.

Chúa đã chịu chết vì tội của nhân loại nhưng Chúa cũng đã phục sinh vì Ngài cầm sống chết trong tay. Chúa chịu chết vì tội của nhân loại để bản án tội lỗi được thi hành, nhưng Chúa cũng đã sống lại để minh chứng Ngài chính là Thượng Đế và cũng để đảm bảo cho chúng ta về đời sống viên mãn trong Ngài.

Tội lỗi đã bị đánh bại qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus. Chính vì thế mà các con chiên có thể hoàn toàn đi theo con đường của Chúa và đặt niềm tin nơi Chúa”./.

Dịp nhớ đến Chúa

Vào những ngày đầu xuân tại châu Âu, người dân nô nức chuẩn bị cho mùa Phục sinh đến. Người Pháp gọi là Dimache de pâques và Lundi de Pâques có nghĩa là chủ nhật và thứ hai phục sinh, tính là ngày chủ nhật của tuần đầu tiên trong tháng 4.

Ngày xưa lễ Phục sinh chỉ diễn ra trong khuôn khổ của các giáo dân, để tưởng nhớ vị chúa tái sinh sau khi chết đi. Theo truyền thuyết Rome thì trên đường sống lại, chúa bắt gặp các quả trứng sinh sôi nảy nở, hoa lá tưng bừng chào đón mùa xuân sau mùa đông giá lạnh, như các trẻ nhỏ vươn mình lớn lên. Cho nên để tưởng nhớ ngày này, gia đình giáo dân đi lễ nhà thờ thì các em nhỏ thường mang theo giỏ, bên trong là những quả trứng luộc chín và vẽ lên nhiều màu sắc sặc sỡ. Người lớn sẽ đem ra vườn giấu vào các gốc cây, bụi cỏ... Khi chuông nhà thờ vang lên sau buổi lễ, trẻ con ào ra sân tìm kiếm trứng phục sinh. Sau đó là bữa ăn gia đình sum họp.

Ngày nay, lễ Phục sinh cũng gần giống lễ Giáng sinh, dành cho tất cả dân chúng trên đất Pháp. Đây là dịp gia đình sum họp, ăn bữa cơm ấm cúng và tặng quà cho nhau. Người lớn không quên giấu các quả trứng được biến tấu với chất liệu chocolate xung quanh nhà. Các hình dáng nhỏ, to màu sắc luôn là điểm thú vị với bọn trẻ. Ngày hôm sau, trẻ con sẽ được người lớn dẫn ra ngoài chơi, thăm bạn bè hoặc vui chơi tại các công viên.

Ngày vui chơi của trẻ con

Trước ngày lễ, ở các trường cấp một, trường mẫu giáo và nhà trẻ đều treo lủng lẳng những hình hoạ vui mắt. Các buổi vui chơi "Săn trứng" trong khu vườn nhỏ tại trường được diễn ra vào ngày cuối của buổi học. Phần thưởng là những quả trứng mà các em tìm được.

Hầu như tất cả các siêu thị lớn nhỏ, các cửa hàng bánh kẹo đều ưu tiên cho dịp này. Kẹo chocolate được ưu ái nhất. Các nhà sản xuất nắm bắt thời cơ cũng tạo ra nhiều hình thù vui mắt nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm cho trẻ con. Những quả trứng bằng chocolate bên trong sẽ có bất ngờ một món quà nhỏ là một chú "lính", một chú thỏ trắng, nâu hay một chú gà... được thay đổi tuỳ theo năm.

Ở các công viên lớn, rất nhiều ngôi nhà nhỏ bên trong được lót bằng một lớp rơm màu vàng óng xen lẩn những quả trứng bên dưới, bọn trẻ xếp hàng chờ đến phiên mình để được "săn trứng".

Món thịt cừu không thể thiếu trong bữa ăn cũng như món gà tây trong mùa Tạ ơn tại Mỹ hàng năm. Đùi cừu được tẩm ướp từ đêm hôm trước từ các loại gia vị riêng, phủ lên một lớp lá thơm sau đó là các loại rau củ xếp xung quanh và đem đút lò. Bàn ăn được trang trí hai lớp mặt bàn màu trắng, ly và dĩa đẹp cũng được đem ra sử dụng.

Món đùi cừu chính được cắt ra từng miếng nhỏ chia theo dĩa cho từng thành viên trong gia đình. Rượu vang đỏ và bánh mì được đi kèm. Ngoài ra còn có các món khác như món trứng chiên sữa và các món khai vị thơm lừng khác.

Món bánh cho ngày Phục sinh đa dạng như các loại bánh được làm từ pate broche. Bánh được làm từ bột và trứng. Bánh mềm xốp ngọt, thường hình tròn tượng trưng như quả trứng tròn. Hoặc được trang trí thêm chocolate, các bánh hình thỏ cũng được ưa chuộng. Dĩ nhiên không thiếu những quả trứng bằng chocolate ngọt ngào.

Lễ Phục sinh diễn ra vào dịp nước Pháp vừa tạm biệt mùa đông lạnh lẽo. Mùa xuân đến như mang sự sống, sự sinh sôi nảy nở của con người và thiên nhiên. Họ lại hy vọng một mùa xuân hạnh phúc và an lành. 

Ý nghĩa của các biểu tượng Lễ Phục Sinh

Lửa phục sinh (Osterfeuer/ Easterfire)

Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện..
Người Ai Cập từng tôn thờ thần mặt trời xem ánh lửa như thần thiêng. miền bắc Na Uy không có mặt trời, mặt trời tái xuất hiện vào cuối tháng giêng khoảng 4 phút, học sinh ở Trombo nghỉ học một ngày để chào mừng ánh mặt trời, ngược lại mùa hè đêm 23 tháng 7 thì mặt trời không hề lặn, không có mặt trời thì trên trái đất nầy sẽ không có sự sống, vì thế ánh lửa phục sinh cũng là nguồn sống của con người, lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà chúa đã mang đến cho chúng ta, từ năm 750 ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh, thời sơ khai người ta dùng hai hòn đá đánh cho xẹt ra lửa, rồi từ từ biết dùng khí đốt. Đến thế kỷ thứ 11 ở Đức đã dùng ánh lửa như một sự dâng hiến trong các nghi lễ về Tôn giáo.

Nến phục sinh (Osterkerze/ Eastercandle)

Các Tôn giáo đều sử dụng nến (đèn cầy) đốt sáng trên bàn thờ, ánh sáng nến có thể đem vào nơi tối tăm, năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư Tôn đồ về ý nghiã biểu tượng của nến phục sinh là sự sống .đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ 7 thánh điạ La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Thiên chúa sử dụng cho đến thế giới ngày nay .

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, Tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết. mọi người reo mừng "Christus ist das Licht- Gott sei ewig Dank" Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước..Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghiã đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesu là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên " Chúa Jesus là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi "Trong các lễ rửa tội, hay lễ an táng nến phục sinh được đốt sáng.


Trứng (Ostereier/ Easter egg)

Từ thế kỷ thứ 12, Thứ bảy phục sinh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghiã đẹp : màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh .. bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ. Trứng còn biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết người chết được tẩm liệm người ta để trong quan tài một cái trứng biểu tượng cho cứu chuộc và sự sống đời sau, trên quan tài người chết thường cúng cơm có trứng gà. Người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, Chúa Jesu bị hành hạ đánh đập qua những đoạn đường dài khổ cực vác thánh giá rồi bị đóng đinh chết an táng trong ngôi mộ đá đã đập vỡ cửa mồ và sống lại.

Thỏ phục sinh Osterhase/ Easter bunny

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào,Thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú... uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh giø không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công.

Nữ thần ái tình Hy Lạp "Liebesgưttin Aphrodite" cho đến NữThổ Thần Nhật nhĩ Nam "Erdgưttin Holda" đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ. Mãi cho đến thế kỷ thứ 16 nhiều điạ phương đã quan niệm các con thú khác như cáo, gà, cò chim cu, hạt, cú đã mang trứng đi giấu ..Thỏ sống cách đây 55 triệu năm bộ xương thỏ vừa được khai quật ở Mông Cổ. Gomphos elkema, tên của con vật, là thành viên cổ nhất trong họ nhà thỏ từng được tìm thấy. Phân tích Gomphos đã cho thấy, thỏ hiện đại, cùng với các loài thú khác, đã xuất hiện sau thời kỳ khủng long. Các nhà sinh vật học cho biết thỏ sinh sản nhiều, nhưng chú thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú, một con thỏ mẹ hàng năm có thể đẻ 20 thỏ con, mùa xuân với cỏ non làm thực phẩm cho các chú thỏ con vừa chào đời, vào tận trong vườn để tìm thức ăn, trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghiã do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng. Từ thành phố zurich Thuỵ Sĩ là nơi phát họa ra chú thỏ và cái trứng trong mùa phục sinh. Sau đó các hãng sản xuất kẹo bánh, không bỏ cơ hội buôn bán từ năm 1875 sản xuất những chú thỏ bằng schololate làm bằng tay, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới sản xuất bằng máy theo kỷ nghệ

Hoa phục sinh

Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup.

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo