Phong tục

Mạn đàm về văn hóa xưa: Tiết Thanh Minh

Cập nhật lúc 04-04-2014 15:42:32 (GMT+1)

 

Tiết Thanh minh, cũng được gọi là Ngày Tảo Mộ, là một dịp lễ tết cổ truyền quan trọng của Trung Quốc. Tiết Thanh minh diễn ra vào ngày thứ 15 sau khi kết thúc tiết xuân phân; năm nay sẽ rơi vào ngày 5 tháng Tư dương lịch. Đó là ngày mà người Trung Quốc đi tảo mộ gia tiên (thăm mộ tổ tiên) để bày tỏ lòng thành kính với bậc bề trên. Đây cũng là một dịp du xuân truyền thống.


Một năm qua đi, vua và quần thần đến viếng mộ Giới Tử Thôi. Ngạc nhiên thay, họ phát hiện ra rằng cây liễu lớn ngày nào nay đầy sức sống và mọc nhiều cành mới với lá xanh mơn mởn. Nó như thể là chính Giới Tử Thôi đang chào đón họ và khích lệ nhà vua giữ vững sự anh minh và sáng suốt của mình… (Bút họa: Zhiching Chen/Đại Kỷ Nguyên)

Nhà vua nghe theo lời khuyên của quần thần, cho châm lửa đốt ngọn núi hòng ép Giới Tử Thôi phải ra mặt. Ngọn lửa cháy trong ba ngày ba đêm, song vẫn chẳng hề có bất kỳ dấu hiệu nào của Giới Tử Thôi. (Bút họa: Zhiching Chen/Đại Kỷ Nguyên)

Nguồn gốc của Tiết Thanh minh bắt nguồn từ một truyền thuyết ghi chép trong cuốn “Tả Truyện”, cũng gọi là “Tả thị Xuân Thu”, một trong những tác phẩm tường thuật lịch sử sớm nhất của Trung Quốc, phản ánh hầu hết giai đoạn Xuân Thu (770 TCN–476 TCN).

Tấn Văn Công (697–628 TCN) từng là hoàng thái tử của nước Tấn, bị trục xuất khỏi quốc gia chỉ vì kế mẫu là Li Cơ, khi đó là một cung phi rất được sủng ái của cha ông (Tấn Hiến Công). Trong 19 năm lưu vong, Tấn Văn Công sống một cuộc sống rất cơ cực với chỉ vài tùy tùng thân cận theo hầu bên cạnh. Giới Tử Thôi là một trong số đó.

Một ngày nọ, Tấn Văn Công ngất đi trong cơn đói tưởng như sắp chết. Để cứu mạng Tấn Văn Công, Giới Tử Thôi tự tay cắt thịt ở đùi mình và nấu một bát súp nóng dâng cho chủ nhân.

Tấn Văn Công vô cùng cảm kích bởi việc làm của Giới Tử Thôi và hứa sẽ báo đáp ông trong tương lai. Giới Tử Thôi khăng khăng không muốn nhận bất kỳ sự phong thưởng nào, mà chỉ muốn ngài trở thành một vị vua anh minh sáng suốt cho nước nhà.

Sau khi Tấn Văn Công thừa kế ngai vàng, ông cho triệu tập những người vẫn giữ vững lòng trung thành với ông và phong thưởng cho họ rất hậu hĩnh. Là một tân vương, Tấn Văn Công thậm chí còn thưởng cho những ai từng phản bội ông nhưng nay lại quay ra ủng hộ ông. Tuy vậy, ông lại quên mất Giới Tử Thôi vào lúc đó.

Cuối cùng khi Tấn Văn Công nhớ đến Giới Tử Thôi và sự tận tâm đáng nể trọng của ông, lòng nhà vua tràn đầy nỗi tiếc hận vì đã quên mất người tùy tùng đã giúp đỡ ông trong thời khắc bi cực nhất. Ông điều một sứ giả đi tìm Giới Tử Thôi để mời ông vào cung. Nhưng Giới Tử Thôi khi đó đã cùng mẹ ông chuyển vào sâu bên trong vùng chân núi Kim để sinh sống (ngọn núi sau được Tấn Văn Công đổi tên thành Giới Sơn, ở vùng Đông Bắc Trung Quốc). Vua đích thân đi đến vùng núi này để tìm Giới Tử Thôi nhưng không thể tìm thấy.

Một cận thần gợi ý là nên châm lửa đốt ở ba phía của ngọn núi để hòng ép Giới Tử Thôi phải ra mặt. Tấn Văn Công nghe theo lời khuyên và cho châm lửa đốt ngọn núi. Ngọn lửa cháy trong ba ngày ba đêm, nhưng không hề có bấy kỳ dấu hiệu nào của Giới Tử Thôi và mẹ ông.

Thi thể Giới Tử Thôi sau đó được tìm thấy, dựa vào một cây liễu lớn. Một đoạn di cảo viết bằng máu trên một mảnh vải được tìm thấy bên trong hốc của thân cây đã cháy một nửa. Trên đó viết rằng:

Cát nhục phụng quân tận đan tâm đãn, nguyện chủ công thường thanh minh

Liễu hạ tác quỷ chung bất kiến, cường tự bạn quân tác gián thần

Thảng nhược chủ công tâm hữu ngã, ức ngã chi thời thường tự tỉnh

Thần tại cửu tuyền tâm vô quý, cần chính thanh minh phục thanh minh

 Tạm dịch:

Chân thành cắt thịt phụng vua, mong chủ công luôn thanh minh

Ta chết dưới gốc liễu mà không gặp, hơn là trở thành một quan viên hầu cận vua

Nếu như chủ công nhớ đến thần, xin ngài lúc đó tự soi xét mình

Thần chết không hối tiếc, chỉ mong ngài thanh minh và thanh minh

Nước mắt lăn dài trên má Tấn Văn Công. Nỗi buồn vô hạn khiến ông khóc thành tiếng. Ông cất mảnh di cảo của Giới Tử Thôi vào túi tay áo, và thề sẽ trở thành một vị vua anh minh sáng suốt, tạo phúc cho trăm họ.

Giới Tử Thôi được chôn ngay dưới gốc cây liễu. Để tưởng niệm Giới Tử Thôi, nhà vua ra lệnh không được đốt lửa hay hun khói vào ngày hôm đó. Ngày đó được gọi là tiết Hàn Thực vốn có nghĩa là ngày tắt bếp.

Một năm qua đi, vua và quần thần đến viếng mộ Giới Tử Thôi. Ngạc nhiên thay, họ phát hiện ra rằng cây liễu lớn ngày nào nay đầy sức sống và mọc nhiều cành mới với lá xanh mơn mởn. Nó như thể là chính Giới Tử Thôi đang chào đón họ và khích lệ nhà vua giữ vững sự anh minh và sáng suốt của mình.

Nhìn thấy điều này, Tấn Văn Công cảm thấy nhẹ nhõm và bình an. Ông nhớ cụm từ “thanh minh” trong lời di cảo của Giới Tử Thôi, liền đặt tên cho ngày này là Ngày Thanh minh.

Lịch sử sau đó ghi chép lại rằng Tấn Văn Công đã thực sự là một vị vua anh minh sáng suốt. Nhân dân nước Tấn được sống trong hòa bình và hạnh phúc dưới thời trị vì của ông.

Kể từ đây, Tiết Thanh minh đã trở thành một ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc để tưởng nhớ sự hi sinh của tổ tiên. Sau này, nó trở thành một ngày hội như là Ngày Hàn Thực, vốn có nguồn gốc bắt đầu vào đêm ngày Thanh minh, sau này được sáp nhập vào Lễ Hội Tiết Thanh minh.

Tuần Lễ Vàng

Kèm theo việc dùng đồ ăn lạnh để nhớ đến sự chính trực thuần khiết của Giới Tử Thôi và việc tảo mộ gia tiên, Tiết Thanh minh cũng là thời điểm thứ 5 trong lịch âm dương cổ truyền, khi trời đất cùng nhuộm trong sắc xanh xuân chí. Vào thời cổ đại, Tiết Thanh minh là một ngày lễ quan trọng đến mức, ngày này phát triển hẳn thành một lễ hội kéo dài cả tuần.

Vào triều đại nhà Đường (618-907 SCN), Tiết Thanh minh được tổ chức long trọng và kéo dài. Ngày ăn đồ lạnh và ngày đi tảo mộ vào ngày hôm sau được gộp lại. Điều này nhằm giúp loại bỏ đi sự thái quá của rất nhiều các buổi kỷ niệm được tổ chức ngẫu hứng vào thời đó. Đi chơi, xem hội và làm thơ cũng được bổ sung vào nội dung lễ hội. Lễ Hội Tiết Thanh minh trở thành một kỳ nghỉ diễn ra trong vòng 4 ngày.

Vào triều đại nhà Tống (960-1279 SCN), lễ hội đã đươc kéo dài ra thành 7 ngày. Nó được gọi là tuần lễ vàng khi hội tụ tất cả các truyền thống trước đó lại làm một cho đến triều đại nhà Thanh (1644-1911 SCN).

Sau triều đại nhà Thanh, phong tục ăn đồ lạnh đã dần biến mất, nhưng các loại đồ ăn lạnh cổ truyền trong quá khứ, như là trứng đã được nấu trước và một số loại bánh hấp, vẫn khá phổ biến tại một số vùng của Trung Quốc.

Ngày nay, Lễ hội Tiết Thanh minh đã trở thành một dịp mang tính thương mại khi mục đích chủ yếu là để tận hưởng sắc xuân hơn là để tưởng nhớ cho sự hi sinh và lòng trung thành.

Phong Tục Tiết Thanh minh

Vào dịp này, việc tảo mộ hay sửa sang mộ tổ tiên là truyền thống quan trọng nhất của dịp lễ Tiết Thanh minh. Người ta sẽ dọn sạch cỏ dại trùm lên mộ, đặt đồ cúng lên mộ để tưởng nhớ thân nhân đã khuất. Đồ cúng thường là rượu gạo, hoa quả, bánh bao hấp hoặc là món ăn yêu thích của người đã mất.

Theo tục lệ, như một phần của lễ hội, người nhà sẽ đốt nhang và vàng mã với hy vọng người đã khuất sẽ có đầy đủ tiện nghi trong cuộc sống bên kia. Ngày nay, người ta thường thay thế bằng hoa. Kèm theo lễ bái và lời cầu nguyện cung kính.

Ở một số vùng, cành hoa liễu cũng được đặt trên cổng nhà và ở cửa trước. Người ta tin rằng, nếu là một người chính trực và nhân hậu, cành cây sẽ giúp xua đuổi tà ma và mời đến những lời chúc phúc từ thiên thượng.

Du xuân cũng trở thành một phần quan trọng của dịp lễ này. Đi chơi cùng gia đình và tản bộ là các hoạt động yêu thích trong dịp. Thông thường, một chuyến du lịch gia đình sẽ được lên kế hoạch để kết hợp với việc thăm viếng mộ hoặc bài vị của tổ tiên.

Thả diều cũng là hoạt động phổ biến kéo dài từ sáng đến tối. Các ống tre cắt ngang sẽ rung động trong gió tạo ra âm thanh vi vu của sáo diều. Vào buổi đêm, đèn lồng nhỏ với màu sắc rực rỡ được buộc vào các con diều để làm chúng giống như các vì sao lấp lánh bay trên bầu trời. Người dân có tập tục cắt dây diều và để con diều bay tự do. Điều này được cho là sẽ đem lại may mắn và tiêu trừ bệnh tật.

Với rất nhiều người Trung Quốc, Tiết Thanh minh là một bổn phận đối với gia đình. Họ làm theo các truyền thống một cách tín cẩn hơn và nhìn nhận lễ hội này như là một dịp để tưởng nhớ đến tổ tiên nhiều hơn.

Ghi chú:

1. Người Trung Quốc chia một năm thành 24 kỳ dương lịch. Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương ứng với 6 kỳ. Mỗi kỳ cách nhau 15 độ và được dùng trong lịch âm dương để tương thích với các mùa. Đây này hết sức quan trong đối với một xã hội nông nghiệp.

Nguồn: Nam Hoàng/ Việt Đại Kỷ Nguyên

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo