Phong tục

Phép tắc cư xử trong văn hóa các nước Tây phương

Cập nhật lúc 11-11-2011 06:58:55 (GMT+1)
Quy tắc ứng xử.

 

Không được coi là có nền văn hóa quá lâu đời, nhưng châu Âu lại khá đa dạng về phong tục, tập quán. Trong con mắt của người nước ngoài, trông họ có vẻ gần giống nhau, nhưng trên thực tế, mỗi nơi đều có nét truyền thống riêng cần được tôn trọng.


Để hiểu được cặn kẽ các thói quen, phong cách sống của từng vùng miền là điều khá khó khăn, nhưng nhìn chung, ở đâu tại châu Âu cũng như thế giới, việc thận trọng, sự tế nhị, lòng hiếu khách và dáng vẻ lịch thiệp đều được đánh giá tốt. Nếu tuân thủ được phép tắc ứng xử cơ bản trên, dù có phạm một vài lỗi nhỏ, người nước ngoài cũng nhận được sự thông cảm.

Cố gắng nhập gia, tùy tục thường là cách tốt nhất để chiếm được cảm tình của người bản địa. Nếu không làm được điều đó, người nước ngoài ít nhất nên không tìm mọi cách để áp đặt cách sống của mình tại đây. Chính vì thế trước khi đi đâu, việc tìm hiểu về đất nước đó là điều tất yếu thậm chí còn là bắt buộc. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài nên tôn trọng truyền thống của đất nước đó, nhưng không phải tỏ  ra đây như nhà mình. Một chút thận trọng và khách sáo cũng là phép lịch sự, vì mỗi dẫn tộc đều có những nét đặc trưng riêng mà không ai bắt chiếc được.

Đức

Phép tắc ứng xử.Ví dụ điển hình là người Đức với sự chính xác, nhất là trong các cuộc họp công việc và kinh doanh. Không chỉ chính xác về thời gian, người Đức còn chính xác về cả nội dung cuộc họp hay buổi nói chuyện. Họ thẳng thắn, vào việc, nói cụ thể và không vòng vo. Người Đức thường đánh giá cao cả sự nghiêm túc ngoài công việc.

Nếu đến thăm nhà, việc mang hoa là đương nhiên. Các luật lệ về cách ngồi tại bàn là tương tự trên toàn châu Âu, nhưng người Đức lại đặc biệt ở chỗ khi uống rượu họ chỉ nâng chứ không cụng ly. Đến khi ra về, tất cả họ cùng bắt tay nhau và chào tạm biệt. Người Đức thường chào hỏi bằng tên chứ không phải chức vụ.

Áo, Séc

Được cho là gần như Đức, nhưng người Áo ít cứng nhắc hơn. Giống với người Séc, khi nói chuyện, người Áo lại xưng hô bằng chức vụ, danh hiệu, ví dụ như ngài hiệu trưởng, ngài chủ tịch … và danh hiệu này được gọi kể cả với phu nhân.

Ba Lan

Phép tắc ứng xử.Cũng nằm kề Đức và Séc, nhưng Ba Lan lại nặng truyền thống thiên chúa giáo hơn. Tại đây, họ rất lịch thiệp và quan tâm đến phụ nữ. Đàn ông Ba Lan thường có thói quen hôn tay phụ nữ và còn nổi tiếng về sự lãng mạn. Một điểm khác nữa của Ba Lan là họ không uống rượu “thả phanh” như người Đức và Séc, vì thế nếu được mời rượu, hãy uống một cách dè chừng, họ sẽ không coi đó là phật ý.

Nga

Được coi cùng là dòng người Đông Âu - Xla-vơ, nhưng truyền thống văn hóa Nga bắt nguồn hơi khác biệt. Sự hiếu khách của người Nga thường được nhắc đến, nhưng trên thực tế không phải ở đâu “khách đến nhà như ông Trời đến nhà” cũng là sự thực. Thăm nhà người Nga cũng cần đúng giờ, sau đó thì thời gian không còn quan trọng, khách có thể ở lại bao lâu cũng được.

Pháp

Quay trở lại với Tây Âu, dân tộc Pháp lại rất thoáng và thích sự đặc biệt, với điều này người hàng xóm Đức thì không. Pháp là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, họ tự hào về thời trang, rượu vang, phụ nữ và truyền thống cách mạng trong lịch sử đất nước mình. Có thể nói, người Séc hiện nay còn có vẻ giống người Pháp hơn là hàng xóm Đức hay Áo. Người Pháp cũng như người Séc, có thể sẽ phật ý nếu được hỏi về chuyện riêng tư.

Anh

Về truyền thống, Anh có lẽ là nước tự hào nhất châu Âu. Họ cũng đòi hỏi người nước ngoài tôn trọng sự lịch thiệp Anh quốc, nhưng họ cũng không bao giờ tỏ ra mình là một người Anh kiểu hình mẫu. Điều đó có thể lấy ví dụ như việc họ không tìm cách nói giọng địa phương cổ hoặc cho rằng mình là chuyên gia về Shakespear. Người Anh rất tế nhị và khách sáo, nhất là khi họ ngồi cùng một bàn. Hơn nữa, việc hiểu hài hước của Anh là điều cần thiết.

Nhật Huyền – vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo