Người Việt khắp nơi

Cảnh sát người Việt trên đất Séc

Cập nhật lúc 07-02-2012 21:25:43 (GMT+1)
Cảnh sát người Việt, ảnh: policista.

 

Huyện của tôi là một trong những nơi có chợ trời lớn nhất tại CH Séc. Đa số những người bán hàng ở đây là người Việt Nam có giấy tờ cư trú dài hạn trên đất Séc. Với khối lượng hàng hoá lớn như vậy, những cuộc xung đột giữa người bán và người mua ở đây xảy ra rất thường xuyên. Nếu có sự can thiệp của cảnh sát, mọi chuyện cũng sẽ chỉ dừng lại ở chỗ khác biệt văn hoá và ngôn ngữ. Trong những trường hợp như vậy chắc sẽ thích hợp hơn nếu như cảnh sát người Việt đứng ra giải quyết.


Hiện có khoảng 50 nghìn người Việt đang sinh sống tại Séc. Đa số họ gần nơi làm việc của mình tại các thành phố lớn. Thế hệ thứ ba của người Việt cũng đang dần lớn lên tại Séc, nhiều trong số họ mang quốc tịch Séc. Nhưng chắc chắn một điều những người này không muốn trở thành cảnh sát, với những lí do như:

a)   cảnh sát không phải là một nghề kiếm ra tiền,
b)   có nguy cơ cảnh sát người Việt sẽ bắt chính những người thân của mình,
c)    thành kiến của đồng nghiệp và phần lớn người dân Séc.

Cảnh sát người Việt? Không bao giờ!

Nếu có người Việt nào đó vẫn quyết định theo nghiệp cảnh sát bấp chấp những trở ngại trên, người này sẽ được các cơ quan ưu tú như Đơn vị chống tội phạm có tổ chức (UOOZ) hay Sở phòng chống ma tuý quốc gia (NPC) xem xét kỹ lưỡng. Và con đường để trở thành một cảnh sát thực thụ của người can đảm này chắc chắn không phải là con đường bằng phẳng không có chông gai.

Cũng như đối với hầu hết tất cả mọi người kể cả với cảnh sát, họ sẽ cảm thấy dễ chịu khi trông thấy người Việt Nam với hình ảnh quen thuộc hơn là nhìn họ trong bộ quân phục của cảnh sát. Chúng ta thường nghĩ người Việt là những tên lừa đảo có tiếng, những người trồng cần sa hay là những kẻ gây rối loạn tại các cửa hàng khi mua hàng giảm giá với số lượng lớn. Hình ảnh này trên thực tế không nói lên điều gì về người Việt Nam cả. Hơn nữa, cộng đồng người Việt sống rất khép kín đối với phần lớn xã hội. Để hiểu được họ nghĩ gì và làm gì đòi hỏi một sự kiên nhẫn và cởi mở. Tuy nhiên, hai tính cách này lại thiếu ở các nhân viên cảnh sát.

Tôi không thôi thúc sự bùng nổ nền tảng đa văn hoá tại các cơ quan cảnh sát và việc tuyển dụng những người mang quốc tịch nước ngoài. Nhưng để cảnh sát làm việc hiệu quả hơn kể cả trong lĩnh vực có tỷ lệ lớn phần trăm người ngoại quốc, họ sẽ cần chính những người từ nền văn hoá đó.

Lý thuyết không giống thực hành

Gần đây, một bộ phận của chúng tôi đã giải quyết một vụ tranh cãi gay gắt giữa khách hàng và người bán hàng Việt Nam. Do rào cản ngôn ngữ và kém hiểu biết của các phiên dịch viên chúng tôi phải mất tới 7 tiếng đồng hồ mới có thể giải quyết xong vấn đề nhỏ con này. Đó là tôi còn chưa tính những cuộc điện thoại và xăng dầu để tìm đón được một thông dịch viên tới. Nếu như có nhân viên cảnh sát thông thạo cả hai ngôn ngữ, sự việc có lẽ đã được giải quyết chỉ trong vòng vài phút.

Nhiều người nghĩ rằng, nếu những người Việt sinh sống tại đây, lẽ ra họ phải biết tiếng Séc. Vâng, điều đó đúng. Những hai chữ “lẽ ra” lại chẳng giúp được gì trong trường hợp có tồn tại rào cản ngôn ngữ và văn hoá cả. Đó là lỗi của chính sách nhập cư Séc, họ không trang bị được cho những người chuyển đến đất nước chúng ta những hiểu biết về văn hoá và ngôn ngữ của chúng ta. Động lực để những người nhập cư có được những kiến thức này có cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. Nhưng đó lại là một chuyện khác.

Cảnh sát ngoại quốc rất cần thiết

Quay trở lại với việc đại diện các dân tộc thiểu số đứng trong hàng ngũ cảnh sát Séc. Ai cũng nói về điều đó, nhưng chưa bao giờ có người nào nhìn thấy. Tuy nhiên, tại các nước phát triển ở Châu Âu, chuyện các sĩ quan cảnh sát là người ngoại quốc lại khá phổ biển. Còn về việc họ dung túng cộng đồng của mình thì chưa có nơi nào trên thế giới này xác nhận. Hơn nữa, những cảnh sát người ngoại quốc này có thể dạy cho đồng nghiệp của mình để họ hiểu hơn điều gì đang xảy ra trong cộng đồng dân tộc thiểu số để cùng tìm cách ngăn ngừa kịp thời những việc làm xấu.

Ở những năm 80, các nước như Anh, Pháp, Đức đã trải qua một cuộc phát triển đáng kinh ngạc của sự chung sống giữa người bản địa và người ngoại quốc. Điều đó có thể dạy cho chúng ta rằng, để tìm ra và phòng chống có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực giữa cộng đồng thiểu số, chúng ta cần để cho các thành viên của cộng đồng này tham gia vào các lực lượng an ninh. Nếu như không đạt được điều đó, các băng nhóm xã hội đen được thành lập từ chính những đứa trẻ nhập cư và chúng sẽ tấn công khủng bố ngay trên đất nước chúng ta.

Kết luận

Cá nhân tôi không có gặp khó khăn nào nếu có đồng nghiệp là người Việt Nam. Tôi không phải là người không có kinh nghiệm. Bạn gái tôi là người nước ngoài nên tôi biết thế nào là đối mặt với hai nền văn hoá khác nhau. Nhận biết cách nhìn một sự việc từ nhiều góc độ khác nhau không chỉ dạy cho chúng ta hiểu về người khác mà còn hiểu hơn về chính bản thân mình. Khi từ bỏ hết những định kiến về nguồn gốc, sắc tộc, chúng ta sẽ nhận thấy một điều, cái cốt lõi ở mỗi con người đều giống nhau.

Tác giả: Lukáš Heinz Policista.cz
Dịch: Ngọc Minh – vietinfo.eu

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #4 Thanh Bình : LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÒI LẠI GIẤY TƠ?

    15-02-2012 10:06

    Do đa phần người Việt Nam ta để đươc sống và kinh doanh ,moi người đều phải thành lâp công ty, hoăc hoat đông trong môt công ty nào đó ( để đủ điêu kiện ra hạn giây tò)

    Nhưng phần lớn ngươi Viêt ta đều ủy quyền cho Ke Toán (dịch vụ) .

    Nhưng nay do tôi không muốn cho ngươi kê toán nay làm viêc giúp tôi, va tôi cũng muốn không hoạt đông trong công ty đó nữa (tôi không có cổ phần trong công ty đó)

    Môt điều mà tôi không biết phải làm gì khi mà người kê toán này không cho phép tôi ra khỏi công ty, va không hoàn trả lai tôi giây tỏ ma ông ta đang năm giữ (zus hàng năm, zus hàng tháng , quyết đinh lao động, quyết định ra thẻ,pit .....)

    Tôi mong ban bien tập Vietinfo đươc sư tư vấn!!! Xin chân thanh cám ơn
  • #3 BRNO-OLOMOUC: NGƯỜI VIỆT ĐÔNG ÂU

    08-02-2012 20:27

    Chỉ cần ít dòng ngắn ngủi mà " #1 " đã lột trần được bức tranh nhớp nháp của đất nước VN. Nơi mà lòng tự trọng , nhân phẩm và điều chính nghĩa không có chổ đứng. Nơi mà người ta chỉ sử dụng với nhau bằng luật rừng còn lật pháp chỉ là thứ để trưng bày với đủ mọi thứ mơ hồ và ngớ ngẩn. Một đân tộc đang trên đà băng hoại. Một dân tộc không còn có nhân tài, không có sự xuất chúng vì bị một thể chế chính trị độc ác hoàn toàn khống chế- một dân tộc bất hạnh ! Thật ra cộng đồng người Việt ở Đông âu là sản phẩm, là "đứa con" của cái thể chế chính trị rừng rú đó thì nó phải thể hiện cái bản chất của người tạo dựng ra nó, đó cũng là điều dể hiểu. Thật ra, nói đến chuyện của người Việt ở Đông âu này thì biết có bao nhiêu giấy mực cho đủ , mà chúng ta thì chỉ hay nói đến những hiện tượng mà quên đi cái bản chất , cái nguyên nhân sâu xa làm nên những hiện tượng đó.
    Ít ra nơi đây vẫn còn tìm thấy một tâm hồn đồng điệu, xin gửi đến lời chào đầy cảm kích.
    BRNO-OLOMOUC
  • #2 KimDung: „Cái cốt lõi ở mỗi con người đều giống nhau“.

    08-02-2012 18:18

    Hoan hô Tác giả Lukáš Heinz, ông bạn này đã có cái nhìn thấu suốt vào đúng cốt lõi của vấn đề. Và chưa chắc người Việt chúng ta có thể nhìn nhận như thế. Điều đáng cho chính chúng ta học hỏi, là dỡ bỏ sự phân biệt. Đó là trình độ dân trí mà chúng ta cần nâng cho chính chúng ta. Cộng đồng ta nên dựa lưng vào nhau, nhìn ra ngoài để học hỏi, bù đắp cho mình cái thiếu và sửa chữa cái hư, chứ than thở về cái xấu thì cái xấu cũng chẳng vì thế mà tan mất đi được. Tôi đồng cảm với bạn Comentator số 1 về nhiều điều, nhưng nên lạc quan, xã hội Tiệp là xã hội pháp quyền, bộ máy và xã hội có lẽ chưa „hiệu quả“ để bảo vệ nó thôi, nên còn nhiều trái khoái, nên chính vì thế bài viết với quan điểm của Anh bạn Lukáš Heinz mới thật tuyệt vời, đây là một người tốt thật sự, hãy cùng chia xẻ quan điễm với anh ta. Anh ta trong lòng dân tộc mình, chưa chắc đã có bạn ủng hộ. Tôi rất khâm phục Anh, đã nói lên quan điểm rất nhân bản và thực tế trong bài. Anh là người trung thực và công tâm cao. Cộng đồng người Việt chúng tôi không chỉ có toàn những người làm sai luật pháp đâu. Hy vọng Anh có dư can đảm để bảo vệ công lý.
  • #1 Tình trạng vô chính phủ của người Việt tại Séc: Rất muốn sự hiện diện tích cực của người Việt Nam trong cơ quan an ninh Séc.

    08-02-2012 13:27

    Người Việt Nam chúng ta bao nhiêu năm qua bị tha hoá và bị ảnh hưởng nặng nề của nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa, nói theo kiểu tuyên truyền tinh vi, trơ trẽn nhất là “dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng” – sự kìm kẹp và theo dõi của chế độ độc tài, xã hội Việt Nam không có tính pháp luật, chỉ có những con mắt cú vọ của đảng theo kiểu MAFIA. Tư duy chưa phát triển mà suy nghĩ đã bị suy thoái nghiêm trọng nên tính tự nhiên của người Việt thường mạnh hơn giáo dục. Bên cạnh đó người Việt Nam sinh hoạt theo tâm lí bầy đàn nên khi sang Séc không theo kịp luật pháp của xã hội văn minh, rơi vào khoảng không của tình trạng vô pháp luật. Pháp luật và con mắt của cơ quan anh ninh Việt quá xa, luật của Séc quá tự do và họ dễ dàng lọt vào vòng tay của cái gọi là cộng đồng, 1 cơ chế thấp hơn xã hội, lớn hơn bầy đàn. Trong cộng đồng có luật pháp riêng và con đầu đàn có thể tác động, điều khiển các con thành viên còn lại mà không chịu sự chi phối của bất cứ hệ thống luật pháp nào.

    Quá quen thuộc với hình ảnh “con Trâu đi trước, cái cày đi sau” và anh nông dân quất vun vút cái roi vào mông Trâu để bắt nó thực hiện mệnh lệnh. Từ đó ta có thể suy ra, người Việt Nam là giống cần cù nhưng “ưa nặng” – phải bị ăn roi như Trâu mới có thể tuân thủ pháp luật. Nhận thức và dân trí quá thấp cộng với nền văn minh lúa nước 4000 năm của Việt Nam đang thành trở ngại cho việc hoà nhập vào xã hội Séc. Nguy hiểm này không chỉ đang đe dọa chính xã hội Việt Nam mà còn phân tán theo dấu chân người Việt đến khắp thế giới. Cái mà Đảng dùng phương pháp Mị Dân để ca ngợi như là “văn hoá” trong những con người này chỉ là bản năng sinh tồn của những kẻ hèn trong 1 dân tộc đói kém và mất tự do kinh niên. Người Việt ta sống tại Séc đã đông vượt quá "số lượng an toàn" cho an ninh Séc.

    Mỗi xã hội - tổ chức nhà nước đều có cơ quan phụ trách an ninh. Xã hội Séc có cảnh sát và xã hội Việt cũng có cảnh sát. Cảnh sát Séc chỉ là cơ quan như cảnh sát Việt, Cảnh sát cũng là 1 nghề kiếm cơm như người công nhân trên dây truyền sản xuất, 1 bên sản xuất ra sản phẩm, bên thứ 2 giữ vững trật tự trị an, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Cả 2 công việc cũng đòi hỏi những nguyên tắc và đạo đức rõ rệt nhưng cảnh sát Việt còn là CÔNG CỤ CỦA CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN nên nó có quyền lực hầu như vô biên trong xã hội Việt và người ta tụng ca nó là CÔNG AN NHÂN DÂN dù nó ăn hối lộ và cộng tác cùng với tội phạm – có thể hiểu như là HẠI DÂN. Cảnh Sát Séc bị nhân dân Séc kiểm soát và là mục tiêu hài hước của dân Séc. Công việc giống nhau ở 2 thể chế Tự Do và Độc Tài khác nhau nhưng Công An Việt Nam là mục tiêu phải thủ tiêu.

    Việc người Việt Nam tham gia ngành an ninh Séc để gìn giữ việc thực thi pháp luật chung mà đặc biệt hỗ trợ giám sát cộng đồng Việt là điều mới mẻ nhưng hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Nhưng liệu bàn tay gớm ghiếc của đảng CSVN có luồn lách nhằm gây ảnh hưởng tới cộng cồng người việt tại Séc và biến ĐỘI QUÂN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO thành vũ khí buôn lậu, trồng cần sa, ma túy, rửa tiền... lúc cần thiết nhằm khống chế các chính sách của nhà nước Séc?
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo