Người Việt khắp nơi

Nếu người tị nạn VN bị trục xuất đó sẽ là một sự phản bội khác của người Mỹ

Cập nhật lúc 07-01-2019 11:03:21 (GMT+1)
Photo Credit: WP

 

Việc Hoa kỳ tham gia vào cuộc chiến tranh Việt nam là có thiện chí, các nhà lãnh đạo Mỹ đã tìm cách cứu Việt nam ra khỏi sự cai trị của Cộng Sản Bắc Việt. Tuy nhiên, những kế hoạch và sự tính toán của Mỹ cuối cùng đã đưa miền nam Việt nam rơi vào thảm khốc đau thương của năm 1975. Cuộc chiến tranh đã hy sinh nhiều nhân mạng trong đó 58.000 người Mỹ và 3,1 triệu người Việt Nam ở cả hai phía. (Chắc chắn nhiều nạn nhân đã bị giết bởi lực lượng cộng sản.). Tuy nhiên, để chuộc lại những nỗi đau mà người dân miền nam Việt nam phải hứng chịu, Mỹ  sẵn sàng mở rộng vòng tay cho người dân Việt Nam chạy trốn chế độ cộng sản bắt đầu từ năm 1975.


Hoa Kỳ ban đầu đã giúp cuộc di tản hơn 125.000 người tị nạn. Ngày nay, 1,3 triệu người sinh ra ở Việt Nam sống ở Hoa Kỳ. Họ có thu nhập trung bình cao hơn người bản địa, và hàng ngũ của họ bao gồm các tướng lĩnh, bác sĩ, luật sư, khoa học gia, và cũng có nhiều người là thành viên của Quốc hội. Nhưng chắc chắn trong bất kỳ dân số lớn nào cũng sẽ có một số đối tượng “bướng bỉnh”. Tổng thống Trump hiện đang cố gắng trục xuất hơn 9.000 người tị nạn Việt Nam đang gặp rắc rối với  luật pháp.

Điều duy nhất cản trở là một thỏa thuận năm 2008 giữa Hà Nội và Washington ngăn chặn việc trục xuất những người tị nạn đến trước năm 1995. Nhưng chính quyền Trump đang cố gắng để chính phủ Việt Nam hủy bỏ thỏa thuận đó. Nếu Trump thành công, kết quả sẽ là trục xuất những người gốc Việt bị phạm tội

Đơn cử trường hợp của Nam Nguyễn.

Năm 1983, lúc 7 tuổi, Nam Nguyễn và đứa em trai đã bị mẹ đẩy lên một chiếc thuyền vượt biển ra nước ngoài để tìm một tương lai tốt đẹp hơn, vì cha của Nam Nguyễn là sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà đang bị giam cầm trong ngục tù Cộng Sản. Chiếc thuyền tị nạn ấy trôi nổi nhiều ngày trên biển, gặp hải tặc. Đàn bà trên chiếc thuyền ấy bị hải tặc hãm hiếp, đàn ông bị xô xuống biển. Cuối cùng, chiếc thuyền ấy tấp vào một hòn đảo ở Indonesia. Hai năm sau, Nam Nguyễn và đứa em trai được Liên Hiệp Quốc cho sang Mỹ định cư dưới diện trẻ em không thân nhân. Nam Nguyễn được bảo trợ bởi một gia đình người Mỹ, và mất liên lạc với đứa em trai.

Sống trong cô đơn và đau khổ, Nam Nguyễn trở thành một thiếu niên giận dữ, và khi lên 17 tuổi, Nam Nguyễn đã có hành vi bạo động và bị bắt giam 16 tháng. Một ông chánh án đề nghị trục xuất Nam Nguyễn về Việt Nam, và khi mãn hạn tù 16 tháng, Nam Nguyễn bị chuyển thẳng sang một trại giam khác và bị giam giữ thêm 4 năm nữa, chờ trục xuất.

Sau khi bị giam thêm 4 năm, Nam Nguyễn không bị trục xuất, được trả tự do, và làm lại cuộc đời. Năm nay, Nam Nguyễn 43 tuổi, đã lập gia đình và đã có 2 đứa con nhỏ. Đồng thời, Nam Nguyễn đã trở thành một mục sư Tin Lành. Tháng 10/2017, mục sư Nam Nguyễn đã được tổ chức Southeast Asia Resource Action Center (SEARAC) khen ngợi trong bài báo SEARAC Applauds “Dignity for Detained Immigrants” Act: http://www.searac.org/…/searac-applauds-dignity-detained-…/…

Thế nhưng, bây giờ Nam Nguyễn là một trong những người bị Trump xếp vào thành phần có tiền án, và sẽ bị trục xuất về Việt Nam.

Cũng giống như trường hợp của Nam Nguyễn, Tùng Nguyen đến Mỹ năm 1991, khi ông là một cậu bé 13 tuổi. Cha mẹ ông nhận nuôi một người con lai, và cả gia đình được nhập cảnh vào Mỹ dưới Đạo luật Chào đón con lai Mỹ – Việt. Tuy nhiên, cha mẹ ông phải làm việc cật lực để mưu sinh, ông bị bỏ mặc và phải đấu tranh để thích nghi với cuộc sống mới.

“Tôi còn quá trẻ, tôi không biết nói tiếng Anh, tôi bị bắt nạt ở trường, vì vậy tôi đến ở nhờ một gia đình có số phận tương tự để tìm kiếm một mái ấm”, Nguyen nói. Theo ông, điều này đồng nghĩa với việc giao du với tầng lớp “xã hội đen” người Việt.

Năm 1994, khi Tùng Nguyễn 16 tuổi, ông dính vào một vụ ẩu đả gây chết người, bắt nguồn từ một cuộc tranh luận về “thái độ”. Tùng cầm dao nhưng không trực tiếp đâm nạn nhân, ông bị kết án 25 năm tù. Sau 18 năm ngồi tù, Thống đốc bang California Jerry Brown xem xét lại trường hợp của ông và ký lệnh tha tù trước thời hạn vì ông đã “phục hồi nhân phẩm một cách tuyệt vời”.

Từ đó, Tùng cống hiến bằng việc giúp đỡ phạm nhân và các bị cáo người Mỹ gốc Việt, đồng thời đấu tranh cải cách hình phạt dành cho trẻ vị thành niên. Năm 2014, ông kết hôn. Năm 2018, Tổ chức Xã hội Mở trao học bổng về tư pháp cho ông, công nhận ông là “một cá nhân xuất sắc” luôn hướng đến mục tiêu cải thiện hệ thống tư pháp Mỹ. “Tôi không có con bởi lẽ tôi không thể yên ổn khi biết rằng một ngày nào đó, họ sẽ đến bắt tôi, buộc tôi phải rời xa gia đình”, ông nói. “Đây là cuộc sống của tôi, đây là nhà của tôi”.

Ông Ted Osius , cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam dưới thời Tổng thống Obama, xem chính sách nhập cư hà khắc của chính quyền Trump là “đáng kinh tởm” và có tính phân biệt chủng tộc. “Đối với tôi, (chính sách này) vô cùng bi thảm và không ‘Mỹ’ chút nào”, cựu đại sứ nói.

Tung Nguyen trên bây giờ là ai? : Được biết trong vài tháng qua, nhiều người đã ra tù và trở lại cuộc sống bình thường như Nguyễn Thanh Tùng bị UCE tức Cơ Quan Di Trú Và Hải Quan Mỹ gọi lên trình diện, một số đã bị giữ lại. Chỉ nội hai tuần đầu tháng Ba vừa qua, gần 100 người Việt bị bắt rồi được chuyển về về trại giam Quận York ở Pensylvania hay trại Krome ở tiểu bang Florida.

Đây là số liệu được anh Nguyễn Thanh Tùng, người sáng lập APIROC Asian Pacific Island Re-Entry Orange County, tổ chức đấu tranh cho sự tái hòa nhập của Người Châu Á Thái Bình Dương từng bị cầm tù ở Quận Cam, đưa lên thông cáo báo chí mà APIROC soạn thảo chung với các tổ chức yểm trợ khác như Vietlead ở Philadelphia, Searac ở Wahington DC:

Thời gian gần đây qua tìm hiểu tụi em biết chính phủ mới của tổng thống Trump có liên lạc với chính phủ bên Việt Nam, yêu cầu Việt Nam nhận người bị trục xuất về. Sau đó xảy ra vấn đề là bên văn phòng Sở Di Trú bắt đầu tìm người Việt Nam nhốt đi để chuẩn bị trục xuất. Khi trục xuất họ phải theo cái gọi là Repatriation Agreement hay MOU Memoramdum of Understanding là chỉ những người đến Mỹ sau 1995 thì Sở Di Trú mới có quyền trục xuất.

Đa số những người mà chính quyền Trump coi như mục tiêu trục xuất la những người có tiền án trước khi trở thành công dân Mỹ. Khi đa số phạm án rồi thì theo luật Mỹ coi như mình mất quyền công dân của mình, mình bị đưa qua một chương trình coi như sẽ bị trục xuất về nước.

Ai sẽ trong diện bị trục xuất? Thông cáo báo chí của APIROC dẫn lời luật sư Jessica Shullruff Scheneider chuyên về di trú, cũng là giám thị chương trình Detention Watch của American For Immigrant Justice Công Lý Cho Di Dân tại Miami Florida, rằng sau khi tiếp xúc với những người Việt mới được chuyển về nhà giam Krome ở Florida thì bà nhận thấy hầu hết đều lớn lên và ăn học ở Mỹ, từng bị tù vì những lỗi lầm phạm phải trong quá khứ. Khi luật di trú được thi hành một cách khắc nghiệt như vậy, luật sư Schneider nhận định, nhiều phần sẽ dẫn đến những kết cuộc bất công.

Nếu Trump thành công trong việc trục xuất hàng ngàn người Mỹ gốc Việt , đó sẽ là một thảm kịch không chỉ đối với họ và gia đình họ. Nó sẽ là một thảm kịch cho tất cả nước Mỹ. Nếu người tị nạn VN bị trục xuất đó sẽ là một sự phản bội khác của người Mỹ

Nguồn: TH/ baocalitoday.com

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo