Người Việt khắp nơi

Ngoại giao Việt Nam và Miễn trừ ngoại giao

Cập nhật lúc 18-07-2018 23:39:26 (GMT+1)
Đại sứ VN tại Đức.

 

Miễn trừ ngoại giao hay đặc miễn ngoại giao là một hình thức miễn trừ pháp lý chiếu theo quy ước ngoại giao giữa hai chính phủ. Quyền đặc miễn bảo đảm cho các nhà ngoại giao được đi lại tự do, không bị chi phối bởi hình sự tố tụng hay truy tố địa phương của nước chủ nhà. Dù vậy họ vẫn có thể bị trục xuất.


Toà thượng thẩm Berlin ngày hôm qua xét xử tiếp tục vụ bị cáo Nguyễn Hải Long tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin. Giấy gọi của toà đã được gửi đến cho các quan chức đại sứ Việt Nam tại Berlin vì có liên quan đến vụ phạm tội này. Các ông như đại sứ Đoàn Xuân Hưng, bí thư kiêm đại tá an ninh Lê Thanh Hải, bí thư kiêm sĩ quan an ninh Lê Đức Trung và tham tán Lê Thị Thu đều viện vào quyền miễn trừ ngoại giao không đến. Những người này được gọi không phải là tư cách quan chức đại sứ , mà họ được gọi như những nghi can để làm rõ một số hành động mờ ám của họ trong vụ bắt cóc, ví dụ như thu xếp dọn đồ cho nhóm bắt cóc, đặt vé máy bay, dẫn đường cho xe bắt cóc và chứa chấp nhóm bắt cóc.

Như thế đại sứ quán Việt Nam tại cộng hoà Liên Bang Đức đã lợi dụng quyền miễn trừ ngoại giao để khước từ ra vành móng ngựa vì những nghi vấn hỗ trợ cho nhóm bắt cóc.

Đại sứ quán Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới từng mang tiếng là buôn người, buôn lậu sừng tê giác, chuyển tiền lậu, tống tiền... xin điểm qua đây vài vụ.

Cụ thể, tháng 9/2008, chương trình điều tra 50/50 của kênh truyền hình SABC đã quay được cảnh bà Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, trao sừng tê giác lậu cho một tay buôn có tiếng ở Nam Phi ngay trước cổng sứ quán. Đến tối 17/11/2008, những cảnh quay này đã được chiếu trên truyền hình.

Trước đó, năm 2006, ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi) cũng đã bị phát hiện có hành vi buôn lậu sừng tê giác. Sự việc đã được cảnh sát nước này thông báo cho cơ quan công an Việt Nam. Phía của Nam Phi cho rằng cán bộ ngoại giao này trong thời gian làm nhiệm vụ tại Nam Phi đã có hành vi buôn lậu sừng tê giác về Việt Nam tiêu thụ.

Vào năm 2013 ông Nguyễn Thế Cường đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị phát hiện mang 20 ngàn euro không khai báo tại sân bay Frankfurt, ông Cường khai tiền này do người ta góp làm từ thiện, nhưng ai góp và góp cho ai thì ông không đưa được bằng chứng, ông Cường bị phạt 3.500 euro và được tha xử lý hình sự vì lợi dụng được quyền ngoại giao.

Ngày 11 tháng 1 năm 2016 hải quan Việt Nam phát hiện một thùng conteine của một cán bộ ngoại giao Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, thùng hàng ghi là đồ đã qua sử dụng này có hàng trăm chại rượu đắt tiền chưa qua sử dụng.

Nhưng thô thiển nhất là vụ đại sứ quán Việt Nam ở Chile mới đây phơi hàng trăm vây cá mập trên nóc nhà, số vây này sẽ được chuyển về Việt Nam bán cho các quan chức cao cấp tẩm bổ với giá cao ngất trời.

Buôn lậu rượu, tham gia bắt cóc, tống tiền người dân và buôn lậu sản phẩm từ động vật hoang dã là những việc mà các băng đảng Maphia đang làm.

Ngày nay trên khắp thế giới, lợi dụng vào quyền miễn trừ của ngoại giao, các cán bộ ngoại giao tung hoành đi khắp nơi để làm những việc mà các băng đảng Maphia quốc tế đang làm.

Chúng ta thường nghe đảng CSVN tuyên truyền rằng với đường lối ngoại giao sáng suốt, đất nước ta ngày càng có vị thế trong con mắt bạn bè quốc tê. Phải chăng những hành vi bắt cóc, buôn lậu của các cán bộ ngoại giao ta ngày càng phát triển khiến cho bạn bè Maphia quốc tế phải nể trọng.?

Thái độ ngoại giao của Việt Nam đối với Đức trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh như này, thêm với thái độ đối với ngoại trưởng Mỹ qua vụ bắt giữ công dân Mỹ Will Nguyễn đưa ra xét xử vì tội tham gia biểu tình cùng người dân Việt Nam phản đối dặc khu, việc kỷ niệm chiến thằng Khe Sanh, trưng bày tội ác Mỹ trên đường phố Hà Nội khi ngoai trưởng Mỹ đến Hà Nội.

Cùng với thái độ trọng thị của tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng từ tổng bí thư đến thủ tướng, bộ trưởng tiếp đón uỷ viên bộ chính trị Trung Quốc Hoàng Khôn Minh. Người bình thường cũng có thể đưa ra kết luận, tương lai Việt Nam có vị thế như thế nào, ở đâu trên thế giới.

Nguồn: FB Bùi Thanh Hiếu
Bài viết phản án quan điểm riêng của tác giả

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo