Người Việt khắp nơi

Phỏng vấn đạo diễn Andre Menras Hồ Cương Quyết về phim Hoàng Sa

Cập nhật lúc 02-07-2015 11:25:47 (GMT+1)
Andre Menras Hồ Cương Quyết. Epocha

 

Andre Menras Hồ Cương Quyết, mang hai quốc tịch Pháp- Việt là một con người yêu Việt Nam hết lòng. Ông đã từng ví mình như quả trứng - Ngoài trắng, trong Vàng. Trong dịp trình chiếu phim tài liệu Hoàng Sa tại Praha, ông đã cho nhiều người bạn Séc và qua truyền thông, nhiều người Séc biết thêm bộ mặt khác của Trung Quốc ngoài hàng nhái rẻ tiền tràn ngập châu Âu. Sau đây là bài trả lời phỏng vấn của ông trên báo Echo tiếng Séc,


Bài phỏng vấn đạo diễn Andre Menras – phim tài liệu về các ngư dân nơi quần đảo Hoàng Sa

Cách đây chưa lâu tại Praha, ông André Menras, một đạo diễn người Pháp đã chiếu bộ phim tài liệu độc nhất vô nhị về những ngư dân Việt nam mà lòng can đảm phi thường của họ được thể hiện không chỉ trong các cú lặn tới 70m chỉ với các trang thiết bị theo kiểu thủ công. Lòng can đảm đó còn được thể hiện trong việc họ đang phải đối diện với các hiểm họa thường xuyên do đụng độ với hải quân Trung quốc đang chiếm đóng vùng đảo và tấn công các ngư dân Việt chẳng chút ngại ngần. Nhóm dân sự Văn Lang đã đã tạo điều kiện để Epoch Time có được buổi phỏng vấn với người đạo diễn tại khách sạn City Club.

Bởi không có cách sinh sống và tồn tại nào khác ngoài việc đánh bắt tận quần đảo Hoàng Sa (đó là một quần đảo gồm khoảng hơn 130 hòn đảo san hô nhỏ nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải Việt nam, Biển Đông) những ngư dân Việt vẫn hàng ngày ra Hoàng Sa đánh bắt.

Mối nguy hiểm không chỉ là bị hải quân Trung quốc bắt giữ và bị tước đoạt mọi kết quả của cuộc đánh bắt, mà còn là các khoản tiền chuộc khổng lồ mà hải quân Trung quốc đánh vào các thành viên gia đình người ngư dân. Có những trường hợp có những người ngư dân đã hoàn toàn mất tích sau khi đụng độ với hải quân Trung quốc, hoặc họ đã bị giam giữ và bị hành hạ về mặt thể xác.

Sau năm 1945 chính quyền Trung quốc đã bắt đầu chiếm đóng hòn đảo lớn nhất (Đảo Phú Lâm), từ năm 1974, khi mỏ dầu ở đây được phát hiện, Trung quốc đã chiếm các phần còn lại của quần đảo mà trước đó vẫn thuộc quyền quản lý của Việt nam Cộng hòa. Năm 1974, việc chiếm đóng đã làm nổ ra một trận chiến Trung-Việt mà đối tượng là Hoàng Sa. Trước các hành vi xâm lấn của Trung quốc, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày nay chỉ có một thái độ yếu ớt và đồng thời, họ không có bất kỳ một hỗ trợ nào đối với các ngư dân, ngoài một số trợ cấp ít ỏi cho các góa phụ khi chồng họ gặp tử vong khi đánh bắt.

Tại sao anh lại quyết định làm cuốn phim về  đề tài này?

Tôi đã đi đến quyết định vào năm 2006 khi ở Việt nam và đọc thấy trên báo chí ở đó bản tin về việc thuyền cá của các ngư dân Việt nam bị hải quân Trung quốc bắt giữ và toàn bộ đoàn thủy thủ bị giam giữ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì người Việt thường ngại phổ biến những loại thông tin như vậy trên truyền thông.

Qua những người quen biết xung quanh, tôi bắt đầu tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra vớinhững ngư dân kia. Cuối cùng tôi đã phát hiện ra một bi kịch đánh vào hơn 40 ngàn gia đình ngư dân trên 5 tỉnh của Việt nam sinh sống dọc vùng bờ biển đối diện với quần đảo Hoàng Sa. 

Nhưng một vài nơi tương đối xa Hoàng Sa?

Không xa đâu. Nó chỉ khoảng 300km. Không là gì đối với người đi biển. Với một chiếc tàu cỡ trung bình, từ đảo gần (bờ) nhất cho tới Hoàng Sa chỉ mất một ngày và một đêm.

Bộ phim tài liệu độc đáo nhất về những ngư dân Việt (cảnh trong phim)

Tại sao họ không đánh bắt ở chỗ khác?

Họ có thể đi đến Trường Sa, nhưng đó lại quá xa với họ. Tàu của họ không có máy móc đủ khỏe, nếu gặp bão hoặc các cơn bão siêu mạnh thì họ không thể trụ nổi. Những ngư dân này sinh sống ngay sát bờ biển là nơi hầu như không thể cấy trồng. Đằng sau họ là núi, trước mặt là biển, vì thế họ phải sinh sống bằng nghề đánh bắt. Gần bờ nay đã hiếm cá, họ phải đi sâu ra biển, tận Hoàng Sa. Nếu có thể làm khác, họ đã không phải liều lĩnh với bão tố hoặc với các cuộc đụng độ với hải quân Trung quốc. 

Trong phim có thể thấy phụ nữ Việt nam thường không đi đánh bắt. Đó là tục lệ địa phương?

Theo tục lệ, phụ nữ không được đi thuyền. Tuy nhiên họ có thể còn tài giỏi hơn một số đàn ông. Những người phụ nữ ở đây rất mạnh mẽ, họ có ý chí rất mạnh và chịu đựng. Một số công việc của họ vô cùng, vô cùng nặng nhọc. Phụ nữ thường ở lại trên bờ, nơi họ trồng trọt rau quả. Trên bờ biển không trồng được nhiều, và một khi những người đàn ông đánh bắt kém, thì họ sẽ rất khó tồn tại.

Khi những người phụ nữ bị mất chồng trong bão, hay là trong các cuộc đụng độ với tàu của Trung quốc, họ không nghĩ đến việc sẽ tự mình ra biển để nuôi sống gia đình?

Những người phụ nữ ở đây không chiến đấu để thay đổi vị thế của mình trong xã hội. Họ vẫn còn „bị cầm tù“ bởi các truyền thống cũ. Ngay cả khi mất chồng, họ cũng không được phép. Phần lớn các ngư dân không đánh bắt bằng lưới, họ lặn 30, 40 hoặc 70 mét, chỉ với chiếc đèn chạy bằng động cơ của thuyền, với một ống thở cũng do động cơ của thuyền tiếp tế không khí, và vì thế chất lượng không khí thường không tốt.

Đôi lúc đã xảy ra những trường hợp họ lặn quá sâu và quá lâu và đôi khi nổi lên quá nhanh, dẫn đến hậu quả là cân bằng sức ép trong phổi bị phá vỡ. Họ mạo hiểm với mạng sống của mình. Họ lặn với đèn tự tạo, kính tự tạo và những chiếc lao. Anh không thể hình dung mức độ của sự mạo hiểm.

Họ đánh bắt gì dưới biển sâu?

Đó là một loại hải sản quý hiếm mà tiếng Việt gọi là “hải sâm“ được bán rất đắt ngoài chợ và rất được người Hoa ưa chuộng. Họ bắt chúng bằng những chiếc lao khá đơn giản.


Bộ phim tài liệu độc đáo nhất về những ngư dân Việt (cảnh trong phim)

 

Các trường hợp tử vong thường xảy ra như thế nào?

Tôi đã hợp tác với một nhóm các bác sĩ người Pháp đi nghỉ phép và đến Việt nam đào tạo các ngư dân ở đây. Nhiều người trong số họ chuyên lặn. Khi thấy các ngư dân ở đây lặn, họ đã lo sợ, đã hãi hùng, họ cho rằng người ta mất trí cả. Ngay trong thời gian quay phim cũng đã xảy ra tai nạn dẫn đến tử vong. Mỗi năm có từ 7-10 trường hợp.

Khi có người lặn ở dưới khoảng 60 mét mà đoàn thủy thủ ở trên nhìn thấy tàu Trung quốc từ đằng xa, thì họ kéo nhanh người lặn phía dưới lên.

Họ không biết là phải nổi lên từ từ để không bị vỡ phổi hay sao?

Họ biết, nhưng họ quá sợ. Đó là bi kịch. Bi kịch hàng ngày.

Vì vậy tôi đã quyết định làm bộ phim, bởi vì họ không thể nói ra được. Chính quyền Việt nam không để cho họ nói vì hậu quả của nó đối với mối quan hệ giữa hai Đảng cộng sản Việt nam và Trung quốc.

Lãnh đạo Việt nam không hài lòng với tình trạng hiện nay, nhưng lại không muốn gây chuyện với chính quyền Trung quốc, và thế là các ngư dân đang là con tin cho cái mà tôi gọi là “tình bạn rất tệ“.

Anh đang nói đến sự đồng ý ngấm ngầm của chính quyền Việt nam với việc hải quân Trung quốc chiếm đóng Hoàng Sa?

Đúng thế. Từ năm 1974 hải quân Trung quốc đã chiếm được sự kiểm soát đối với các hòn đảo, trong trận đánh đó đã có 74 người lính Việt hy sinh. Từ đó đến nay, họ đã chiếm toàn bộ quần đảo.

Tại sao họ lại muốn chiếm những hòn đảo này?

Đây là khu vực có tính chiến lược. Con đường thương mại thông qua Biển Đông là nơi qua lại của hơn 50% lượng giao thông thương mại hàng hải trên toàn thế giới. Vì thế, ai kiểm soát được khu vực này, người đó sẽ nắm quyền lực trong tay.

Thái độ của chính phủ Việt nam về việc chiếm đóng này ra sao?

Họ nói: Trung quốc đã lấy quần đảo này, thì một ngày nào đó, thông qua con đường đàm phán hòa bình chúng ta sẽ lấy lại. Trong thực tế, hình như họ đã bị chính phủ Trung quốc mua chuộc. Đó không phải là tuyên bố chính thức, nhưng đó là điều ai cũng biết.

Đến kỳ bầu cử ban chấp hành  mới của Đảng cộng sản Việt nam, tất cả các ứng cử viên đều được Đảng cộng sản Trung quốc chọn lựa trước. Anh có hình dung được cảm giác ấy thế nào. Năm 1968, khi các xe tăng xô viết tiến vào Praha, chính phủ Tiệp khắc bấy giờ cộng tác chặt chẽ với Moskva, đã không hề lên tiếng. Việt nam hiện giờ cũng là như thế.

Người ta nói gì về sự bành trướng của chính quyền Trung quốc trong khuôn khổ giao thông hàng hải quốc tế?

Tôi thường xuyên theo dõi các sự kiện trên truyền thông Việt nam, và trên BBC tiếng Việt, trên Đài Á châu tự do, Đài tiếng nói Hoa Kỳ hoặc là Đài phát thanh quốc tế Pháp. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không can thiệp vào nội tình Trung quốc, nhưng sẽ duy trì tự do cho khu vực này. Ví dụ, Philippines đã lo ngại trước sự bành trướng. Philippines vốn là đồng minh của Hoa Kỳ, và vì thế Hoa Kỳ đã gửi công hàm ngoại giao kêu gọi Trung quốc tránh không được động đến Philippines, bởi họ là đồng minh của nhau. Sau đó, họ bắt đầu lên tiếng: đừng có động vào Malaysia. Bởi vì nếu như chính quyền Trung quốc chiếm được sự kiểm soát giữa quần đảo Hoàng Sa và Philippines hoặn Malaysia, thì họ sẽ đắp đê ngăn chặn con đường thương mại quốc tế này.

Trong cuộc họp G7, lần đầu tiên trong lịch sử các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án Trung quốc đã tìm cách làm gián đoạn con đường thương mại quốc tế trên. Tàu chiến và không quân Hoa Kỳ đang thường xuyên canh gác khu vực hải phận của Malaysia và Philippines.


Vợ góa của một ngư dân. Cuộc sống sau khi mất chồng vô cùng nặng nề. Con trai của bà cũng mất trên biển. (cảnh trong phim)

Quan hệ của anh với Việt nam bắt đầu như thế nào?

Tôi trở thành giáo viên ở tuổi 20. Sau khi tốt nghiệp xong khoa Sư phạm của trường Tổng hợp, tôi không muốn đi nghĩa vụ quân sự vì không thích quân đội, vì thế tôi đã chọn nghĩa vụ dân sự (tương đương và thay thế cho nghĩa vụ quân sự đối với những ai không muốn hoặc không thể đi nghĩa vụ quân sự - người dịch) và chọn đi ra nước ngoài dạy tiếng Pháp. Nghĩa vụ này kéo dài 2 năm. Không còn lựa chọn nào khác, tôi lên đường sang Việt nam.
Lúc đó là vào năm 1968, chiến tranh đang diễn ra tại Việt nam và chẳng ai muốn đi tới đó.
Tôi đã tận mắt chứng kiến chiến tranh và bi kịch hàng ngày của nó. Tôi đã đi xe máy đến các vùng quê để quan sát tình hình. Và quyết định phải làm gì đó để chấm dứt chiến tranh.
Giới thanh niên ngày đó phản đối Hoa Kỳ. Họ nói "hãy ngừng chiến tranh", "hãy rút khỏi Việt nam". Ngày đó những người Việt tại châu Âu, tại Pháp mang theo những lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng. Tôi mang một lá cờ như thế về Sài gòn và đương nhiên là họ bắt tôi và đưa đi 2 năm rưỡi tù giam như một tội phạm chính trị.

Anh đã trải qua khoảng thời gian dài ấy như thế nào?

Phần lớn tù nhân đều là những người cộng sản, nhưng cũng đồng thời là những nhà trí thức, sinh viên, luật sư, và các nhân vật có tên tuổi. Tôi đứng về phía họ. Khi đó, tôi không biết gì về chủ nghĩa cộng sản, về công đoàn và tất cả các vấn đề tương tự. Tôi chỉ mong muốn tất cả các đội quân nước ngoài như Hoa Kỳ, Philippines, Nam Hàn, Úc... tất cả rút hết về nước. Tôi tin rằng, một khi họ còn ở lại Việt nam, sẽ không thể có hòa bình mà chiến tranh sẽ mãi tiếp diễn.

Người dân Việt nam không muốn chế độ cộng sản, họ chỉ muốn quân đội nước ngoài rút đi. Họ muốn được tự do và được về lại làng quê của mình.

Trong tù tôi đã học tiếng Việt. Tôi không có liên lạc với bất cứ tù nhân chính trị nào khác. Tôi bị cách ly hoàn toàn. Chúng tôi tìm cách bí mật liên lạc với nhau bằng những mẩu giấy nhỏ

Khi đó, anh là công dân Pháp, thế nào mà Đại sứ quán Pháp không tìm cách kéo anh ra?

Đúng thế, hồi đó tôi là công dân Pháp, nhưng Đại sứ quán Pháp đã bỏ mặc tôi bởi Pháp là đồng minh của Hoa Kỳ và Việt nam Cộng Hòa, vì thế họ đã không can thiệp và bỏ mặc tôi trong tù.

Quãng thời gian đó hẳn rất khó khăn?

Vô cùng khó khăn. Tôi đã bị đánh đập. Họ đưa tôi tới trại tâm thần để có thể tuyên bố rằng tôi không kiểm soát được bản thân, rằng tôi không hiểu biết... may mắn là người bác sĩ ở đấy thật tử tế, ông đã chứng nhận tôi, tỉnh táo và có trách nhiệm với những gì mình nói và làm. Nhờ thế mà họ không thể bôi nhọ tôi và vô hiệu hóa những gì tôi nói và làm, và tôi đã ngồi cả hai năm rưỡi trong tù.

Hai mươi bảy ngày trước khi ký Hiệp định Paris thì tôi được thả. Thời gian ấy đối với tôi là nặng nề nhưng so với người Việt thì tôi vẫn là được ưu đãi, bởi họ bị tra tấn, bọ tống vào những ngăn hầm ngoài đảo mà người ta gọi là "chuồng cọp". Với họ còn khó khăn muôn phần.

Nhà tù đã ảnh hưởng đến anh ra sao?

Kinh nghiệm trong tù đã tôi luyện con người tôi. Nó làm tôi mạnh mẽ hơn nhiều so với trước. Người ta càng bị đánh đập nhiều thì lại càng trở nên sắt đá thêm. Có thể khi vào tù, các tù nhân chính trị còn yếu mềm, nhưng khi ra khỏi tù thì họ rất vững vàng. Tù tội chỉ là phản tác dụng.

Sau khi được ra tù, anh đã trở về nhà và sau đó lại quay lại Việt nam?

Phải rồi. Tôi quay lại Việt nam vì ở đó tôi vẫn còn những người bạn cùng thế hệ, những người đã cùng ngồi tù. Tôi có cả bạn bè mới gồm cả các bạn thuộc lứa trẻ, sinh viên, nhờ đó mà tôi có điều kiện để biết rất rõ tình hình ở địa bàn.

Chính quyền Việt nam không hài lòng khi tôi có quan hệ độc lập với bạn bè và họ không thể kiểm soát được tôi. Không một ai ở Việt nam cung cấp tài chính cho tôi, tài khoản nhà băng của tôi trong sạch. Tôi không nghèo khó, nhưng dẫu thế tôi vẫn là một người bình thường. Tôi sang Việt nam bằng tiền của gia đình. Tôi không có việc làm mà người ta có thể đuổi việc được tôi. Tôi hoàn toàn độc lập với mọi tổ chức hay đoàn thể. Họ không có cách nào để tóm "tóc" tôi

Cách đây hai hôm, tôi đã đến Đại sứ quán Việt nam tại Praha tìm gặp ông Đại sứ. Nhiều phần họ đã biết trước là tôi định đến, chắc là có ai đó đã báo trước cho họ. Khi tôi đến đó, vào khoảng 11h trưa, chỉ có một chị nhân viên người Séc ra gặp tôi thông báo rằng không có ai trực. Tôi ngạc nhiên "Không có ai có mặt tại Đại sứ quán Việt nam vào lúc 11h trưa?". Chị trả lời " Ông biết đấy, ai cũng bận" và thoáng cười. Tôi đoán là chị biết chuyện.

Tôi bảo chị "Vậy nhờ chị chuyển tới ông Đại sứ lời nhắn của tôi, rằng tôi không bất ngờ, nhưng tôi rất buồn vì như thế ông đã gây nguy hiểm cho tính mạng đồng bào của mình". Tôi muốn nói đến tính mạng của các ngư dân Việt nam. Đến giờ thì Đại diện Việt nam tránh mặt tôi. Đến giờ tôi đã trở thành cả một vấn đề đối với họ, một vấn đề về mặt chính trị. Và tôi sẽ còn tiếp tục.

Xin cám ơn anh.

Nguồn: epochtimes.cz

Thanh Mai lược dịch
© Vietinfo.eu

  • #2 Độc tài về chính trị thì cũng độc tài luôn cả "bán nước" cho quân Trung Quốc.: Hồ Cương Quyết - chân dung người Việt Nam yêu nước, 1 mình chống chọi với đám mafia Đảng CSVN - những kẻ hèn nhát trong đảng CSVN đang ăn cơm Tàu, nhận tiền Tàu dâng nhượng biển đảo.

    02-07-2015 18:40

    1 ngày nào đó sẽ có 1 hòn đảo ở biển Đông mang tên Hồ Cương Quyết và tượng của Hồ Cương Quyết ngạo nghễ cùng tượng Minh Râu ở Ba đình.
  • #1 TD: Đảo chính

    02-07-2015 14:49

    Theo như báo SV vừa đưa tin thì chuẩn bị có cuộc đảo chính của người việt ở CH Séc.
    Cụ thể: Ngoài những thứ khác, những người tham dự cũng bầy tỏ quan điểm mong muốn thống nhất giới thiệu 1 ứng cử viên duy nhất làm thành viên Hội đồng dân tộc thiểu số ở Praha và 1 ứng cử viên duy nhất làm thành viên Hội đồng dân tộc thiểu số thuộc chính phủ Séc.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo